Adrian Cheng, thiếu gia sở hữu công ty New World Development và tập đoàn đá quý Chow Tai Fook là một trong những người thừa kế sáng giá nhất tại đất Hong Kong (Trung Quốc). Sau khi trở về từ đại học Harvard và tiếp quản khối tài sản khổng lồ, Adrian Cheng từng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong công cuộc chuyển giao quyền lực của 1 trong 4 gia tộc quyền quý nhất thành phố.
Cổ phiếu New World Development hiện đã tăng 40%, mức cao nhất trong vòng 3 năm, qua đó giúp nhà họ Cheng lọt top 7 gia tộc giàu nhất châu Á.
Tuy nhiên, theo Bloomberg, trong năm 2022, thiếu gia Adrian Cheng sẽ còn phải đứng trước nhiều thách thức khi cuộc suy thoái kinh tế hậu COVID-19 dần len sâu vào tập đoàn.
Sự sụt dốc bắt đầu nhen nhóm khi hàng loạt các cuộc biểu tình phản đối lệnh hạn chế của chính phủ bùng nổ hồi năm 2019 – thời điểm khu phức hợp K11 Musea của Cheng sắp đi vào hoạt động.
Mọi thứ càng trở nên tồi tệ hơn khi dịch COVID-19 khiến tương lai ngành du lịch Hong Kong (Trung Quốc) mờ nhạt. Không có khách thăm quan, tập đoàn đá quý Chow Tai Fook đã phải tạm dừng khoảng 10% mạng lưới phân phối cho các chi nhánh trong vòng 18 tháng. Chủ trương theo đuổi chính sách "thịnh vượng chung" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng được cho là sẽ gián tiếp tạo áp lực lên gia tộc giàu có này, khi tài sản được phân bổ ở mức vừa phải cho tất cả mọi người thay vì chỉ tập trung vào những nhóm giàu có.
Vâỵ nên, Cheng buộc phải nhìn xa hơn.
Adrian Cheng, thiếu gia sở hữu công ty New World Development và tập đoàn đá quý Chow Tai Fook
Tại một thành phố nơi lĩnh vực bất động sản đã chi phối đời sống kinh tế trong nhiều thập kỷ, người đàn ông 42 tuổi này đã mở rộng công việc kinh doanh sang lĩnh vực tiền số, công nghệ sinh học và thương mại điện tử, đồng thời cam kết sẽ dần loại bỏ than đá khi kinh doanh các bất động sản cho thuê tại Greater Bay Area vào năm 2026.
New World Development hiện đã rót vốn 359 triệu USD cho Animoca Brands, một công ty phát triển trò chơi và NFT có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc). Ngoài ra, Cheng cũng đầu tư vào hơn 30 startups, bao gồm sàn giao dịch tiền số Matrixport, công ty trí tuệ nhân tạo AI SenseTime Group và nền tảng giao hàng Lalamove.
Hồi tháng 4 năm ngoái, Adrian Cheng tuyên bố đặt mục tiêu giúp các dịch vụ phi bất động sản có thể tạo ra 30% doanh thu cho New World Development trong 5 đến 7 năm. "Bạn muốn tài sản của mình là gì?. Được mọi người chú ý hay khiến cả thế giới nhớ đến với hình ảnh một lãnh đạo thực sự biết tạo ra giá trị?", Cheng nói.
Một số gia tộc siêu giàu khác tại châu Á cũng có chung tầm nhìn với Cheng. Họ biết rằng phải nhanh chóng chuyển đổi sang công nghệ xanh và thương mại điện tử để có thể trụ vững trong đại dịch.
"Nhiều ông trùm trong lĩnh vực kinh doanh truyền thống đã nhận thấy rủi ro cạnh tranh từ những tập đoàn công nghệ chưa từng nghe qua. Họ biết rằng nếu không phản ứng đủ nhanh, vị thế sẽ sớm lung lay", Kevin Au, Giám đốc Centre for Family Business tại Đại học Hong Kong cho biết.
Theo Bloomberg, 20 gia tộc giàu nhất châu Á đã kiếm được hơn 33 tỷ USD kể từ cuối năm 2020. Tổng tài sản theo đó hiện vượt trên 495 tỷ USD - nhiều hơn cả tổng sản phẩm quốc nội GDP của Hong Kong (Trung Quốc) hoặc Singapore.
Đứng đầu danh sách hiện là tỷ phú Mukesh Ambanis, người đứng đầu tập đoàn kinh doanh đa ngành Ấn Độ Reliance Industries. Hồi tháng 7 năm 2020, ông gia nhập top 5 người giàu nhất thế giới trên bảng xếp hạng của Bloomberg, kỷ lục lần đầu tiên được thiết lập với một tỷ phú người châu Á. Khi đó, tài sản của Ambani đã chạm mốc 77,4 tỷ USD, "soán" vị trí thứ 5 vốn thuộc về cựu CEO Microsoft Steve Ballmer.
Góp mặt trong bảng xếp hạng còn có gia tộc họ Zhangs, chủ sở hữu công ty sản xuất nhôm China Hongqiao Group. Đây hiện là gia tộc Trung Quốc đầu tiên lọt top những gia đình giàu nhất châu Á. Ngoài ra, The Hos của gã khổng lồ sòng bạc SJM Holdings và Chirathivats của Tập đoàn Central Group (Thái Lan) cũng xuất hiện trong danh sách lần này.
Theo: Bloomberg
http://tintuc.vdong.vn/01/1206832.htmHuệ Anh
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị