Dù đã cận Tết Nguyên Đán nhưng hội hoa xuân vẫn đông đúc người mua kẻ bán qua lại. Nhưng đa số người dân đi vào đêm nay để tham quan chứ ít người mua thực sự.
Không chờ đến 30 Tết, nhiều tiểu thương đã sẵn sàng cắt bỏ những cành mai có giá từ 4 triệu - 10 triệu đồng/cây để vận chuyển về quê.
Anh Sơn chia sẻ: “Những ngày cuối phiên chợ, người mua thường ép giá để có một mức giá hời cho mình. Thế nên, anh thà mất phí vận chuyển mang về trồng tiếp chứ nhất quyết không phá giá kịch sàn”.
Gia đình anh Nam cũng nhất quyết không hạ giá cúc của mình. Tới mai, nếu không bán hết anh sẵn sàng mất 20 triệu đồng tiền phí để mang về rồi bỏ. Anh Nam cho biết: “Hạ giá hoài người dân sẽ quen, những năm sau người dân cũng sẽ tiếp tục ép giá nhà vườn”.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ liều để giữ giá bán của mình. Chị Hoa đã hạ giá một nửa những cây mai có giá từ 6 triệu - 10 triệu đồng/ cây vào ngày 28 Tết nhưng sức mua cũng không khá khẩm hơn.
Tuy đã treo biển hay hô vang khẩu hiệu hạ giá nhưng khách hàng vẫn không mặn mà. Anh Quốc Anh chia sẻ: “Mọi năm gia đình anh lựa chọn cây mai rất ưng ý với mức giá 6 triệu đồng nhưng năm nay với giá đó chỉ nhận được những cây ít nụ, thế xấu không xứng đáng với giá tiền”.
Nhiều chủ vườn chỉ lẳng lặng nhìn dòng người bước qua. Người dân đi chợ hoa phần nhiều để tham quan, chụp ảnh, nếu được giá mới mua. Còn nhà vườn lại cố gắng chiều lòng khách mua bằng cách hạ giá để được nhanh về ăn Tết đoàn viên.
Những cái cúi nhìn, những lần hỏi giá và những cái lắc đầu quay đi như một chu trình của chợ hoa cuối năm. Tuy vậy, có thương lái vẫn cố gồng mình chỉ để mong đủ vốn.
Có những thương lái lần đầu thử liều chọn chợ hoa Xuân Đồng Nai làm điểm đến năm nay và cũng không tránh khỏi những suy nghĩ thất vọng. Mang tới đây hơn 300 gốc hoa giấy, tối 28 âm gia đình anh Nam cũng vẫn còn 100 gốc dù anh đã hạ 20% - 30% .
Trước mỗi phiên chợ, chị Cầm đều cầu mong thần linh ban lộc để có một ngày buôn may bán đắt thế nhưng tối 28 Tết, gia đình chị vẫn hơn 100 gốc mai chưa bán được. Như mọi năm, ngày này gia đình chị đã bán hết và trở về quê ăn Tết thế nhưng năm nay vẫn phải cố gắng ở lại bán cho xong tới ngày cuối cùng. Nếu không hết gia đình chị cũng phải tốn công mang về quê.
Một năm khó khăn không chỉ đến với nhà vườn mà còn ảnh hưởng đến những người làm nghề “chở mùa xuân”. Theo anh Hồ Quý chia sẻ: “Mọi năm không bao giờ có cảnh ngồi chờ khách gọi chở hàng như vậy. Xe nối đuôi xe vận chuyển, ra vào tấp nập cho kịp sức mua những ngày giáp Tết thế nhưng năm nay, ngày cao điểm nhất anh cũng chỉ nhận được 7-8 cuốc xe”.
https://soha.vn/tieu-thuong-cat-bo-cay-mai-chuc-trieu-chu-quyet-khong-giam-gia-20220131083558026.htmQuỳnh Hương
Pháp luật và Bạn đọc
Xem thêm: nhc.3792520113102202-aig-maig-gnohk-teyuq-uhc-ueirt-cuhc-iam-yac-ob-tac-gnouht-ueit/nv.zibefac