vĐồng tin tức tài chính 365

Đây là cách châu Phi trở thành "miền đất hứa" với nhiều công dân Trung Quốc muốn chạy trốn thực tại khó khăn nơi quê nhà

2023-01-02 03:57

Vừa bắt đầu tìm việc sau khi tốt nghiệp vào mùa thu, chàng sinh viên chuyên ngành tài chính 24 tuổi tên Zhu Yuying nhanh chóng nhận ra mọi việc sẽ rất khó khăn. Anh đã gửi khoảng 70 đơn xin việc, đi phỏng vấn nhiều nơi mà cũng chỉ được nhận vào những vị trí có mức lương khởi điểm ít ỏi là 90.000 nhân dân tệ/năm (gần 13.000 USD).

Lựa chọn thời thượng

Một ngày nọ, có một video trên nền tảng Bilibili đã thu hút sự chú ý của anh. Trong đó, một vlogger đã đề xuất một cách độc đáo để tìm một công việc lương cao: Chuyển đến Châu Phi.

Cảm thấy hấp dẫn, Zhu làm theo lời khuyên và gửi sơ yếu lí lịch của mình cho một số doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc. Trong vòng vài ngày, anh đã được thuê làm trợ lý tài chính cho một tập đoàn xây dựng hoạt động trên lục địa này.

Công ty không cho Zhu biết anh sẽ được cử đến quốc gia châu Phi nào, nhưng mức lương hàng năm đủ sức thuyết phục để anh nhận công việc. Lương khởi điểm 240.000 nhân dân tệ và con số này sẽ còn tăng lên hàng chục nghìn nhân dân tệ mỗi năm.

Đối với những người trẻ tuổi Trung Quốc, chuyển đến châu Phi đang trở thành một lựa chọn thời thượng vào năm 2022. Với tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục, hàng triệu sinh viên tốt nghiệp đang phải vật lộn để tìm được việc làm tử tế ở quê nhà và càng lúc càng phải tìm kiếm ở nơi xa hơn.

Nhiều người trong số họ đang thử vận may ở châu Phi. Làm việc cho một công ty Trung Quốc hoạt động ở lục địa này có những bất lợi, trong đó đáng lo ngại nhất là vấn đề an ninh: Ở nhiều quốc gia châu Phi, công nhân Trung Quốc hầu như dành toàn bộ thời gian của họ trong khuôn viên của chủ lao động do các biện pháp an ninh chặt chẽ.

Nhưng có những điều còn hấp dẫn hơn đối với một thế hệ đã trưởng thành trong bối cảnh nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch của Trung Quốc: Lương cao, kỳ nghỉ dài và tốc độ làm việc ít điên cuồng hơn hẳn. Một số sinh viên tốt nghiệp cũng đánh giá cao cơ hội vươn ra thế giới, phát triển kỹ năng ngoại ngữ và trải nghiệm các nền văn hóa mới.

Không rõ chính xác có bao nhiêu sinh viên tốt nghiệp Trung Quốc đang chuyển đến châu Phi, nhưng rõ ràng là số lượng chủ đề về chuyện này đang gia tăng đáng kể trên mạng xã hội của đất nước tỷ dân.

Thạc sĩ cũng muốn đến châu Phi

Li Yao làm việc cho một công ty Trung Quốc ở Guinea và đã tận mắt chứng kiến sự thay đổi rõ rệt trong xu hướng tìm kiếm việc làm của người Trung Quốc. Cô gái 26 tuổi nói rằng kể từ năm 2020, ngày càng có nhiều người có sức ảnh hưởng ở quê hương bắt đầu đăng những nội dung tương tự.

Li cho biết các bài đăng có lời khuyên về việc chuyển đến châu Phi có vẻ đặc biệt hiệu quả: cách tìm việc làm, hành lý cần mang theo, những điều nên làm và không nên làm khi sống ở các quốc gia khác nhau. Các bài đăng của cô về chủ đề này cũng nhận được vô số câu hỏi và bình luận.

Nhiều sinh viên tốt nghiệp đang cân nhắc chuyển đến châu Phi có một điểm chung. Họ học tại các trường đại học nằm ngoài Dự án 211 và Dự án 895, tức là thuộc nhóm khoảng 100 trường đại học Trung Quốc được coi là tốt nhất trong nước.

Những cựu sinh viên của các trường đại học hạng trung bên ngoài hai Dự án này thường bị chế nhạo và gặp nhiều khó khăn khi muốn tìm việc. Các nhà tuyển dụng Trung Quốc có xu hướng chú trọng trường đại học mà ứng viên đã từng tốt nghiệp. Và thị trường việc làm sau đại học chưa bao giờ cạnh tranh hơn thế.

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đã tăng lên gần 20% vào mùa hè này và mọi thứ dường như còn khó khăn hơn. Mùa thu năm nay, nhiều nhà tuyển dụng Trung Quốc đã công bố kế hoạch cắt giảm tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng.

Tuy nhiên, nhu cầu ở châu Phi thì khác. Thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi vẫn phát triển mạnh mẽ trong suốt đại dịch. Vào năm 2021, tổng thương mại giữa hai bên đã tăng lên mức kỷ lục 254 tỷ USD, tăng 35% so với năm trước. Đầu tư của Trung Quốc vào lục địa này cũng tiếp tục tăng đều đặn.

Đây là cách châu Phi trở thành miền đất hứa với nhiều công dân Trung Quốc muốn chạy trốn thực tại khó khăn nơi quê nhà - Ảnh 1.

Ảnh: Sixth Tone

Ida chuyển đến Cộng hòa Dân chủ Congo vào cuối năm 2021 sau khi hoàn thành bằng cử nhân tiếng Pháp tại một trường đại học không có danh tiếng. Mặc dù đã mắc bệnh sốt rét đến 5 lần, cô gái 23 tuổi nói rằng mình rất vui vì đã đến được đó và làm việc cho một tập đoàn nhà nước Trung Quốc. Cô đặc biệt ấn tượng với điều kiện trong khu nhà cung cấp đồ ăn và chỗ ở miễn phí cho nhân viên.

Cô cũng cho biết rằng các sinh viên Trung Quốc từng học tại các trường đại học ngoại ngữ hàng đầu ở Trung Quốc và Pháp hiện đang nộp đơn xin gia nhập công ty của cô. Nhiều người trong số họ thậm chí còn có bằng thạc sĩ.

Luc là một giám đốc đầu tư và tuyển dụng tại một công ty nhà nước Trung Quốc ở Algeria. Ông cho biết: “Kể từ cuối năm 2021, việc tuyển dụng trở nên dễ dàng hơn và năm nay càng trở nên cực kỳ phổ biến. Số lượng người được phỏng vấn tăng 80%.”

Li cũng nhận thấy rằng ngày càng có nhiều sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu bắt đầu đặt câu hỏi với cô về việc làm việc ở Châu Phi. Trước sự ngỡ ngàng của Li, các sinh viên nói họ lo lắng sẽ thất nghiệp nếu cứ tìm việc ở quê nhà.

“Tôi bối rối quá. Từ khi nào mà công việc ở châu Phi trở nên hấp dẫn đến vậy?” Li nói.

Cuộc sống ở đó ra sao?

Nhiều trường hợp sinh viên tốt nghiệp chọn ra nước ngoài vì những lý do thực dụng. Họ coi đây là một cách tích luỹ tiền tiết kiệm và chờ đợi đến khi tình hình ở Trung Quốc ổn định hơn.

Đây là cách châu Phi trở thành miền đất hứa với nhiều công dân Trung Quốc muốn chạy trốn thực tại khó khăn nơi quê nhà - Ảnh 2.

Ảnh: Sixth Tone

Khi được hỏi về những lợi thế khi sống ở Châu Phi, hầu hết những người trẻ tuổi nói chuyện với Sixth Tone đều tập trung vào các mối quan tâm về tài chính như lương cao, chỗ ở miễn phí và chi phí sinh hoạt thấp. Cũng có người thích vì được nghỉ dài ngày và công việc đỡ căng thẳng hơn. Nhiều công ty cho nghỉ phép một tháng có lương nếu đã hoàn thành công việc trong 3-5 tháng – kỳ nghỉ dài hơn nhiều so với ở Trung Quốc.

Theo Li, khi nói đến hạn chế, người ta chủ yếu quan tâm về vấn đề an toàn. Vlogger cho biết Bắc Phi sẽ an toàn hơn miền nam và miền đông châu Phi, trong khi những nơi này lại an toàn hơn miền trung và miền tây châu Phi.

Bên cạnh đó, mọi người cũng rất quan tâm về vấn đề y tế, nhất là việc dễ mắc bệnh sốt rét. Nhưng Ida nói rằng căn bệnh này không khác cúm là mấy và cũng nhanh khỏi vì hầu hết các quốc gia châu Phi đều có một hệ thống điều trị hiệu quả.

Tuy nhiên, an ninh chặt chẽ trong các công ty nhà nước Trung Quốc ở châu Phi lại là một nhược điểm. Nhiều công nhân thấy quyền tự do đi lại của họ bị hạn chế khá lớn. Một số nguồn tin, bao gồm cả Ida, nói rằng họ chỉ có thể rời khỏi cơ sở của công ty nếu họ có thể chứng minh chuyến đi của họ là “cần thiết” và nhận được sự chấp thuận rõ ràng của sếp.

Tham khảo Sixth Tone

Xem thêm: nhc.64321601110103202-ahn-euq-ion-nahk-ohk-iat-cuht-nort-yahc-noum-couq-gnurt-nad-gnoc-ueihn-iov-auh-tad-neim-hnaht-ort-ihp-uahc-hcac-al-yad/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đây là cách châu Phi trở thành "miền đất hứa" với nhiều công dân Trung Quốc muốn chạy trốn thực tại khó khăn nơi quê nhà”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools