vĐồng tin tức tài chính 365

Bán bánh kẹo, thực phẩm giả dịp Tết, bị xử lý thế nào?

2023-01-03 08:07

Hỏi: Vào dịp gần Tết, tại các chợ, một số cửa hàng bày bán rất nhiều loại bánh kẹo, trong số đó có không ít loại bánh kẹo kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái đã được cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ. Hành vi này không những trực tiếp xâm phạm đến sức khỏe của người tiêu dùng mà còn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các nhãn hàng, thương hiệu bị làm giả. Vậy hành vi buôn bán hàng giả nếu bị phát hiện thì xử lý thế nào và có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Độc giả Nguyễn Thị Hải Yến

Bán bánh kẹo, thực phẩm giả dịp Tết, bị xử lý thế nào?

Lực lượng chưc năng tăng cường kiểm tra việc kinh doanh mặt hàng bánh kẹo dịp Tết. Ảnh minh hoạ

Trả lời: Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Thị Huế - Công ty Luật TNHH XTVN, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội tư vấn như sau:

Vì mục đích thu lợi bất chính, nhiều thương nhân đã bất chấp quy định của pháp luật, cố tình nhập và bán ra thị trường bánh kẹo giả, bánh kẹo nhái các sản phẩm có thương hiệu. Hành vi buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả, tùy theo mức độ nghiêm trọng của sai phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

Về xử phạt hành chính:

Theo điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: “Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa” được xem là một trong các loại hàng giả.

Mức phạt đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa được quy định tại Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:

-Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với hàng giả là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, mức phạt tiền sẽ gấp hai lần các mức tiền phạt quy định nêu trên.

Theo điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Mức phạt đối với tổ chức sẽ gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân.

Như vậy, hành vi buôn bánh kẹo, lương thực, thực phẩm giả mạo nhãn dán, bao bì tùy vào mức độ vi phạm, số tiền phạt có thể lên đến 200.000.000 đồng.

Về truy cứu trách nhiệm hình sự:

Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) quy định về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm. Theo đó:

Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Tùy theo mức độ vi phạm, mức phạt tù có thể lên đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, Điều 193 BLHS quy định mức phạt cao nhất là phạt tiền đến 18 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Xem thêm: lmth.428894-oan-eht-yl-ux-ib-tet-pid-aig-mahp-cuht-oek-hnab-nab/taul-pahp-nav-ut/taul-pahp/nv.ylgnoc

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bán bánh kẹo, thực phẩm giả dịp Tết, bị xử lý thế nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools