Ông Đoàn Tấn Bửu - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - thông tin với báo chí trưa 4-1 - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT
Trong lồng ống đã bao quanh trụ bê tông hiện khoan được đến độ sâu 34-35 mét
Tuy nhiên phần còn lại quanh trụ bê tông vẫn rắn chắc, hiện vẫn tiếp tục khoan guồng xoắn để phá vỡ các kết cấu này.
Sau khi hoàn thành khâu khoan guồng xoắn, sẽ tiếp tục đem đất dưới đáy lên để làm trống, giảm ma sát tối đa rồi dùng cẩu có trụ tải trọng lớn để đưa trụ bê tông lên.
Từ đêm qua 3-1 đến trưa hôm nay vẫn khoan xử lý bằng bơm nước xoáy áp lực cao nhưng tiến độ chậm do tầng đất sét bên dưới cứng, bám dính. Kĩ thuật này mất nhiều thời gian, nên tạm dừng. Vì thế khoan guồng xoắn vẫn tiếp tục duy trì hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ.
"Chúng tôi vẫn áp dụng phương pháp khoan guồng xoắn, nhưng dùng mũi khoan nhỏ hơn để dễ dàng thao tác trong điều kiện phần đất sâu bên dưới bị nén rất cứng.
Đối với vị trí em bé đang mắt kẹt bên trong, duy trì bơm oxy tạo thông khí, còn việc thăm dò bằng kĩ thuật nội soi vẫn chưa thực hiện, ưu tiên thời gian cứu hộ", ông Bửu nói.
Tại sao mãi chưa rút được trụ bê tông?
Trả lời câu hỏi của phóng viên tại hiện trường khi đã nhiều lần "lỡ hẹn" thời gian rút ống trụ bê tông để giải cứu cháu bé đang mắc kẹt bên trong, ông Bửu lý giải:
"Chúng tôi tiên lượng tình trạng em bé rất xấu, trong lòng ống chật hẹp độ sâu trên 10m, có thể bị đa chấn thương, thông khí không đảm bảo. Dù vậy chúng ta vẫn hướng tới điều may mắn, duy trì thông khí để mong cho em bé duy trì khả năng sống".
Tuổi Trẻ Online đặt vấn đề trách nhiệm của đơn vị thi công như thế nào? Ông Bửu cho biết: "Hiện chúng tôi vẫn đang nỗ lực công tác cứu nạn cứu hộ, động viên, thăm, hỗ trợ cho gia đình nạn nhân. Còn trách nhiệm của đơn vị thi công sẽ được thông tin sau, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật".
Lực lượng cứu hộ, cứu nạn Quân khu 9 và tỉnh Đồng Tháp đã triển khai thêm giải pháp thứ hai là sử dụng hệ thống khoan xoáy nước áp lực cao để đẩy nhanh tiến độ giải cứu bé trai khỏi trụ bê tông sâu 35m.