Nhằm góp thêm một góc nhìn, chuyên mục Bạn đọc làm báo giới thiệu ý kiến này của bác sĩ Phan Sử (thẩm mỹ King Magic):
Những ngày gần đây, tôi và một số bạn bè đồng nghiệp rất tâm đắc loạt bài điều tra trên báo Tuổi Trẻ "Lật tẩy thần dược giả, quảng cáo dỏm".
Không quá lời, có thể nói rằng Tuổi Trẻ đã đi vào một vấn nạn đang gây bức xúc nhiều người, nhiều thành phần khác nhau trong xã hội.
Cứ coi YouTube 5-10 phút là có quảng cáo: hết sữa, tới thực phẩm chức năng, xong tới thuốc cho nam giới tăng ham muốn chuyện phòng the... Cái gì cũng lôi lên quảng cáo được!
Bức xúc nhất là quảng cáo thuốc tăng cường bản lĩnh đàn ông của một cô diễn viên C.T. với các từ ngữ như: "Vào sâu lâu...", "5... cái nào cũng phê, hơn 30p mỗi..."…
Gia đình tôi có con nhỏ, khi xem YouTube gặp cô diễn viên này quảng cáo, thú thật, tôi không biết trả lời sao với con trẻ, chỉ còn biết vội vàng tắt mạng, thậm chí tắt luôn thiết bị điện tử.
Thú thật, lẽ ra những từ ngữ đó mà cô diễn viên này quảng cáo nói ra giữa hai người còn ngại, huống gì ra rả trên mạng xã hội trước đông đảo công chúng. Trong đó, biết đâu có những đứa trẻ còn tuổi vị thành viên, hoặc con cháu của chính diễn viên này!
Theo tôi, đây là một hành vi vi phạm văn hóa, thuần phong mỹ tục rất nặng.
Không chỉ có tôi dị ứng, bạn bè, đồng nghiệp của tôi cũng vậy. Cứ xem YouTube là bị cô diễn viên này khủng bố bằng quảng cáo, xuất hiện một cách cực kỳ thường xuyên. Từ tóc tai, thuốc kích dục, bệnh tiểu đường cô đều tham gia và còn cam kết: "Lấy uy tín ra đảm bảo” gì gì ấy…
Thiết nghĩ các mẩu quảng cáo kiểu này chỉ có ở nước lạc hậu, dân trí thấp mà thôi.
Có thể nói việc diễn viên, nghệ sĩ, người của công chúng tham gia quảng cáo dỏm không còn dừng lại ở một số người, mà nó ngày càng lan nhanh và trở thành vấn nạn.
Trên mạng xã hội YouTube hiện nay còn rất, rất nhiều quảng cáo sai sự thật, quảng cáo dỏm thuốc chữa bách bệnh, về sữa, mỹ phẩm… liên quan sức khỏe con người như Tuổi Trẻ đã lật tẩy.
Theo tôi, để dẹp bỏ những hành vi quảng cáo sai sự thật, quảng cáo vi phạm văn hóa, thuần phong mỹ tục, Nhà nước nên điều chỉnh pháp luật ở lĩnh vực quảng cáo, phải xử lý nghiêm các loại quảng cáo thần dược dỏm từ nhà bán hàng đến diễn viên quảng cáo.
Với những diễn viên, nghệ sĩ hám tiền mà tham gia quảng cáo dỏm bất chấp, tôi đề nghị ngành văn hóa, các cơ quan ban ngành liên quan nên có biện pháp xử lý đích đáng như cấm biểu diễn, cấm mạng xã hội, thậm chí rút ngay danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, đồng thời rút các quảng cáo này xuống tức thì.
Bạn quan tâm và muốn chia sẻ thêm điều gì? Theo bạn, biện pháp nào để dẹp bỏ những hành vi quảng cáo dỏm, quảng cáo vi phạm văn hóa, thuần phong mỹ tục?
Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... mời bạn gởi đến PHẢN HỒI TRONG NGÀY qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết.
Thăm dò ý kiến
Xung quanh đề xuất của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử: cấm diễn, cấm sóng, cấm mạng xã hội với nghệ sĩ vi phạm pháp luật. Ý kiến của bạn là:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Sở Y tế TP.HCM sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra về hành nghề y tư nhân, tìm các giải pháp chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trái quy định pháp luật. Đây là một trong 28 hoạt động trọng tâm của ngành y tế năm 2023.
Xem thêm: mth.37772514140103202-cud-hcik-couht-oac-gnauq-is-ehgn-ihk-noh-gnaoh/nv.ertiout