Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam vừa công bố 10 sự kiện nổi bật nhất trong năm 2022 của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam.
1. Công binh, bệnh viện dã chiến 2.4 đi gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc
Ngày 27-4-2022, Chủ tịch nước và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành tham dự lễ tiễn đội Công binh số 1 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ.
Đây là lực lượng đơn vị lớn nhất mà Việt Nam triển khai kể từ khi tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc.
Sự hiện diện của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân ủy Trung ương và lãnh đạo Bộ Quốc phòng đối với các lực lượng tiên phong trong lĩnh vực đối ngoại quốc phòng và hội nhập quốc tế.
2. Thăm lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc của Việt Nam tại phái bộ UNISFA
Đoàn công tác của lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đến thăm, kiểm tra các lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc của Việt Nam tại phái bộ UNISFA (Khu vực Abyei) từ ngày 16 - 21-10-2022.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tổ trưởng tổ công tác liên ngành, trưởng ban chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc và trung tướng Lê Quốc Hùng - thứ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn.
Trong buổi tiếp đoàn, lãnh đạo Phái bộ đã khẳng định sự hiện diện của đội Công binh và tổ công tác của Việt Nam đã làm thay đổi diện mạo của các lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại phái bộ UNISFA.
3. Đại diện Liên Hiệp Quốc đến thăm chính thức Việt Nam
Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 21 đến 23-10, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres khẳng định, mục tiêu cao nhất của hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc là xây dựng lòng tin.
"Các quân nhân Việt Nam đã làm được điều đó" - ông khẳng định.
Trong khi đó, phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phụ trách hoạt động hòa bình Jean Pierre Lacroix cũng đã thăm Việt Nam từ ngày 25 đến 26-11 theo lời mời của lãnh đạo Bộ Quốc phòng.
Ông đồng chủ trì hội nghị quốc tế về phụ nữ với hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc cùng thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, hội đàm với lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và tới thăm Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam.
Hai chuyến thăm này thể hiện sự coi trọng quan hệ song phương giữa Việt Nam với Liên Hiệp Quốc đồng thời tôn vinh những thành quả mà các lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc của Việt Nam đã đạt được trong gần chín năm qua.
4. Đội Công binh đầu tiên xuất quân đi gìn giữ hòa bình
Lần đầu tiên Đội Công binh của Việt Nam đã xuất sắc vượt qua năm quốc gia ứng tuyển để Liên Hiệp Quốc lựa chọn triển khai tới phái bộ UNISFA (khu vực Abyei).
Sau năm năm chuẩn bị, công binh số một của Việt Nam lên đường với biên chế 184 quân nhân (trong đó có 21 nữ) cùng trên 2000 tấn trang thiết bị triển khai đến Phái bộ UNISFA.
Đội Công binh Việt Nam đã góp phần cung cấp các hoạt động hỗ trợ nhân đạo, giúp các phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc thực hiện nhiệm vụ gìn giữ và tái thiết hòa bình, đem lại cuộc sống bình an cho người dân các quốc gia châu Phi.
5. Bộ Quốc phòng đảm nhiệm cương vị chủ tịch AAPTC
Lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Việt Nam đảm nhiệm cương vị chủ tịch Hiệp hội các trung tâm gìn giữ hòa bình châu Á - Thái Bình Dương (AAPTC), đã chủ trì tổ chức thành công hội nghị toàn thể thường niên và hội thảo hiệp hội các trung tâm gìn giữ hòa bình châu Á - Thái Bình Dương.
Sự kiện có sự tham gia của 18 quốc gia và tám tổ chức quốc tế (từ ngày 7 đến 10-6 tại Hà Nội) đã để lại nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp với bạn bè quốc tế.
6. Việt Nam - Ấn Độ diễn tập song phương trên thực địa
Lần đầu tiên, Việt Nam và Ấn Độ tổ chức thành công diễn tập song phương trên thực địa về gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Ấn Độ (VINBAX 2022).
Đoàn Việt Nam gồm 51 quân nhân do thiếu tướng Hoàng Kim Phụng - cục trưởng cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, làm trưởng đoàn.
7. Quân nhân Việt Nam đầu tiên hy sinh tại cộng hòa Trung Phi
Sự hy sinh của liệt sĩ - trung tá Đỗ Anh tại phái bộ MINUSCA (Cộng hòa Trung Phi) ngày 6-1 là tổn thất lớn nhất kể từ trước đến nay của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc của Việt Nam.
Tuy nhiên, qua sự việc này cũng thể hiện sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và hỗ trợ giúp đỡ của lãnh đạo Liên Hiệp Quốc, chỉ huy phái bộ, các tổ chức, cá nhân của Việt Nam và bạn bè quốc tế để làm tốt công tác vận chuyển thi hài liệt sĩ về nước.
Lễ tang được tổ chứ trong nước. Đồng thời, chăm lo giải quyết tốt chính sách đối với hậu phương gia đình liệt sĩ.
8. Bốn sĩ quan công an đầu tiên tham gia gìn giữ hòa bình
Bộ Quốc phòng (trực tiếp là Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam) hỗ trợ Bộ Công an trong việc tổ chức huấn luyện đào tạo, làm công tác chuẩn bị để triển khai lực lượng công an đi gìn giữ hòa bình.
Năm 2022, Bộ Công an cử thành công bốn sĩ quan đầu tiên thuộc Bộ Công an tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc.
9. Việt Nam tham gia gìn giữ hòa bình tại hai phái bộ mới
Bộ Quốc phòng đã chính thức mở rộng và triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại hai phái bộ mới.
Đó là, phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc UNISFA tại khu vực Abyei và phái bộ huấn luyện của Liên minh châu Âu tại Cộng hoà Trung Phi (EUTM RCA).
10. Nữ quân nhân Việt Nam trúng cử ủy viên Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Lần đầu tiên các lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc của Việt Nam vinh dự có một nữ quân nhân trúng cử, trở thành ủy viên Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Theo đó, trung tá Đỗ Thị Hằng Nga - phó trưởng phòng hợp tác quốc tế, phó giám đốc quân sự Bệnh viện dã chiến cấp hai số 4 thuộc Cục gìn giữ hòa bình Việt Nam.
TTO - Trong bài phát biểu của mình, Phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Jean-Pierre Lacroix bày tỏ lòng cảm ơn đến tất cả những người phụ nữ và nam giới đến từ Việt Nam đã và đang phục vụ trong các phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Xem thêm: mth.61591015180103202-2202-man-man-teiv-hnib-aoh-uig-nig-gnoul-cul-auc-tab-ion-na-uad-01/nv.ertiout