vĐồng tin tức tài chính 365

Vệ tinh NASA quay lại Trái đất sau 18 năm 'nghỉ hưu'

2023-01-09 09:26
Vệ tinh NASA quay lại Trái đất sau 18 năm nghỉ hưu - Ảnh 1.

Vệ tinh Earth Radiation Budget Satellite - Ảnh: NASA

Theo trang web của Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA), Bộ Quốc phòng Mỹ dự đoán vệ tinh nặng khoảng 2.500kg sẽ quay trở lại bầu khí quyển vào sáng 9-1 (giờ Việt Nam). Độ sai lệch có thể là  +/- 17 tiếng đồng hồ.

Khả năng vệ tinh gây hại trên Trái đất là 1/9.400

NASA và Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ tiếp tục cập nhật quá trình ERBS quay trở lại Trái đất.

NASA dự kiến ​​phần lớn vệ tinh sẽ bốc cháy khi nó di chuyển qua bầu khí quyển. Tuy nhiên, một số mảnh vụn sẽ tồn tại trong quá trình quay trở lại. Nguy cơ gây hại cho bất kỳ ai trên Trái đất rất thấp, khoảng 1/9.400.

Tàu vũ trụ ERBS được phóng từ tàu con thoi Challenger vào ngày 5-10-1984. Con tàu này là một phần "Sứ mệnh nghiên cứu bức xạ đối với Trái đất" (ERBE) của NASA.

Vệ tinh ERBS mang theo ba thiết bị. Hai thiết bị để đo năng lượng bức xạ của Trái đất. Một thiết bị để đo các thành phần tầng bình lưu, bao gồm cả ozone.

Trong 21 năm hoạt động, ERBS đã điều tra cách Trái đất hấp thụ bức xạ năng lượng Mặt trời. Đồng thời thực hiện các phép đo tầng ozone, hơi nước, khí N2O và sol khí ở tầng bình lưu.

Sự cân bằng năng lượng bức xạ từ Mặt trời mà Trái đất hấp thụ là một chỉ số quan trọng về tình trạng khí hậu. Hiểu biết về chỉ số này cũng có thể giúp các nhà khoa học dự đoán các kiểu thời tiết.

Nồng độ ozone trong tầng bình lưu rất quan trọng để bảo vệ Trái đất khỏi tia cực tím.

Vệ tinh ERBS giúp toàn cầu thỏa thuận bảo vệ tầng ozone 

ERBS đã vượt xa tuổi thọ dự kiến. Vệ tinh này ngừng hoạt động vào năm 2005.

Các quan sát của ERBS đã giúp các nhà nghiên cứu, đo lường tác động của các hoạt động của con người đối với cân bằng bức xạ của Trái đất.

Dựa trên thành công của sứ mệnh ERBE, NASA tiếp tục xây dựng các dự án theo dõi "Hệ thống năng lượng bức xạ của Trái đất và đám mây hiện tại" (CERES).

Thí nghiệm khí và sol khí tầng bình lưu II (SAGE II) trên ERBS đã thực hiện các phép đo tầng bình lưu. Qua đó khẳng định tầng ozone đang suy giảm trên phạm vi toàn cầu.

Dữ liệu đó đã giúp hình thành "Thỏa thuận Nghị định thư Montréal quốc tế". Thỏa thuận này dẫn đến việc giảm đáng kể việc sử dụng chlorofluorocarbons phá hủy tầng ozone trên toàn cầu.

Ngày nay, SAGE III trên Trạm vũ trụ quốc tế đang tiếp tục thu thập dữ liệu về sức khỏe của tầng ozone.

Hai vệ tinh NASA đi vào quỹ đạo Mặt trăngHai vệ tinh NASA đi vào quỹ đạo Mặt trăng

TTO - Sáng sớm nay 2-1, vệ tinh thăm dò thứ hai của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã đi vào quỹ đạo Mặt trăng, khởi đầu hành trình tìm hiểu quá trình ra đời của chị Hằng.

Xem thêm: mth.63991022280103202-uuh-ihgn-man-81-uas-tad-iart-ial-yauq-asan-hnit-ev/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vệ tinh NASA quay lại Trái đất sau 18 năm 'nghỉ hưu'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools