* Vậy dân có được làm nhà tạm chứa nông cụ, đường nội bộ và sản xuất nông lâm kết hợp không?
Một bạn đọc ở Khánh Hòa.
- Ông Nguyễn Khương - chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa - trả lời về vấn đề đất khai hoang:
Đối với việc sản xuất nông lâm ngư kết hợp trồng rừng sản xuất được quy định tại khoản 1, khoản 2, điều 60 Luật lâm nghiệp là được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ; chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, không làm suy giảm chất lượng rừng.
Được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, không làm thoái hóa, ô nhiễm đất; không chuyển mục đích sử dụng đất rừng.
Việc sản xuất nông lâm kết hợp thực hiện theo quy định tại điều 30 nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16-11-2018 "Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp". Cụ thể:
1. Nguyên tắc
a) Sử dụng hiệu quả không gian, môi trường rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp;
b) Hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng trong hoạt động sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp.
2. Đối với diện tích đã có rừng
Chủ rừng được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng nhưng không được làm suy giảm diện tích rừng, chất lượng, ảnh hưởng đến việc tái sinh của rừng.
3. Đối với đất chưa có rừng
a) Chủ rừng được sử dụng đất chưa có rừng để kết hợp sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, nhưng phải trồng rừng trên diện tích được giao, được thuê bảo đảm tỉ lệ diện tích có rừng của lô rừng từ 60% trở lên đối với rừng ngập mặn có kết hợp nuôi trồng thủy sản, 70% trở lên đối với rừng khác.
b) Được trồng xen cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả với cây rừng trên diện tích được giao, được thuê. Không được chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trên diện tích mới trồng rừng, đang trong thời kỳ chăm sóc rừng trồng.
c) Được sử dụng diện tích đất xen giữa các băng trồng cây rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, không quá 40% diện tích đất của lô rừng được giao, được thuê đối với rừng ngập mặn có kết hợp với nuôi trồng thủy sản và 30% diện tích đất của lô rừng được giao, được thuê đối với rừng khác.
4. Chủ rừng được hưởng toàn bộ sản phẩm thu được từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 điều này.
Hiện nay, pháp luật về lâm nghiệp chưa có quy định đối với việc làm nhà tạm để chứa nông cụ hay đường nội bộ trong rừng sản xuất.
Đối với các công trình, kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng như đường vận chuyển lâm sản, đường tuần tra bảo vệ rừng; kho, bến bãi tập kết lâm sản; đường ranh cản lửa, chòi canh lửa rừng... được thực hiện theo các quy định pháp luật có liên quan và phải bảo đảm công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.
Cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng phải tuân thủ quy định của Luật lâm nghiệp, pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y và quy định khác của pháp luật có liên quan.
PHAN SÔNG NGÂN ghi
Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được tư vấn pháp luật
Bạn có vấn đề về hôn nhân gia đình, tài sản, đất đai, bản quyền, hợp đồng kinh tế, thuế... cần được luật sư tư vấn cụ thể, vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Online qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.
Tôi mua vé máy bay trên một trang web. Sau đó, tôi gọi cho hãng máy bay để xác nhận thì họ nói vé máy bay tôi đã mua không tồn tại. Trường hợp này có cách nào đòi lại tiền không? (Bạn đọc H. - 090144...)
Xem thêm: mth.26595215190103202-tt/nv.ertiout