vĐồng tin tức tài chính 365

Gỡ vướng về tách thửa đất cho dân tại Khánh Hòa

2023-01-10 03:21
Gỡ vướng về tách thửa đất cho dân tại Khánh Hòa - Ảnh 1.

Một khu vực thuộc huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) diễn ra việc phân lô tách thửa đất đai có nhiều sai phạm trong thời gian qua - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Điều kiện chung để tách thửa đất, hợp thửa là đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đồng thời phải đảm bảo các điều kiện liên quan theo quy định của Luật đất đai.

Ngoài ra, việc tách thửa đất phải đảm bảo diện tích tối thiểu theo quy định của tỉnh và thửa đất hình thành sau khi tách, hợp thửa phải có ít nhất một cạnh tiếp giáp đường giao thông hiện hữu (bao gồm đường giao thông, đường đi nội bộ...) hoặc phải bố trí lối đi chung vào thửa đất sau khi tách thửa.

Về diện tích tối thiểu để tách thửa đối với đất ở, trường hợp thửa đất thuộc khu dân cư hiện hữu (kể cả thửa đất ở thuộc quy hoạch đất phi nông nghiệp, không phải đất ở) hoặc quy hoạch khu dân cư chỉnh trang thì thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa phải đáp ứng điều kiện về kích thước, diện tích tối thiểu theo quy định.

Cụ thể, đối với đất ở đô thị, thửa đất tiếp giáp với đường giao thông có bề rộng chỉ giới đường đỏ (quy hoạch) từ 19m trở lên thì thửa đất được tách phải có diện tích tối thiểu từ 45m2 trở lên cùng bề rộng mặt tiền và bề sâu từ 5m trở lên.

Trường hợp thửa đất cần tách giáp đường giao thông chỉ rộng từ 10m đến dưới 19m, diện tích tối thiểu phải từ 36m2 trở lên và mỗi bề phải rộng từ 4m trở lên; nếu đường chỉ rộng dưới 10m thì vẫn phải đảm bảo diện tích tối thiểu 36m2 nhưng mỗi bề thửa đất chỉ cần rộng từ 3m trở lên.

Đối với đất ở tại nông thôn, tất cả các thửa đất cần tách đều phải có bề rộng mặt tiền và bề sâu từ 5m trở lên. Còn về diện tích tối thiểu, đối với thửa đất tiếp giáp quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã hoặc ở khu vực đảo thì đều phải từ 50m2 trở lên; thửa đất ở các khu vực còn lại thì phải từ 60m2 trở lên.

Trường hợp tách thửa đất trong khu vực dân cư hiện hữu (kể cả đất ở có vườn, ao) mà phải bố trí lối đi chung vào các thửa đất sau khi tách thửa thì theo thỏa thuận thống nhất giữa các chủ sử dụng các thửa đất được tách nhưng phải đảm bảo chiều rộng của lối đi chung tối thiểu 1,5m.

Trường hợp tách thửa đất không thuộc khu vực dân cư hiện hữu mà phải bố trí lối đi chung thì bề rộng tối thiểu lối đi chung là 4m.

Các lối đi chung vừa nêu phải đảm bảo kết nối đồng bộ với hệ thống đường giao thông hiện hữu trong khu vực.

Theo quy định mới của tỉnh Khánh Hòa, các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai tại cấp huyện chỉ thực hiện việc tách thửa đối với trường hợp tách thửa đất có hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và nghiệm thu.

Giám đốc văn phòng đăng ký đất đai tỉnh và giám đốc các chi nhánh văn phòng này tại cấp huyện phải chịu trách nhiệm trước giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đối với việc giải quyết các hồ sơ tách thửa, hợp thửa.

Lâm Đồng đặt điều kiện hiến đất mở đường, vẫn chưa cho tách thửaLâm Đồng đặt điều kiện hiến đất mở đường, vẫn chưa cho tách thửa

TTO - UBND tỉnh Lâm Đồng cho phép hiến đất mở đường, phân lô kinh doanh bất động sản nhưng đi kèm với nhiều điều kiện. Việc tách thửa vẫn chưa được cho phép.


Xem thêm: mth.80724140290103202-aoh-hnahk-iat-nad-ohc-tad-auht-hcat-ev-gnouv-og/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gỡ vướng về tách thửa đất cho dân tại Khánh Hòa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools