vĐồng tin tức tài chính 365

Tăng liên kết trong xuất khẩu gạo

2023-01-10 06:37

Nền kinh tế đã có sự hồi phục rõ nét trên nhiều lĩnh vực sau 2 năm chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Cả năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt hơn 730 tỷ USD. Đây là con số kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Năm nay, nước ta ước xuất siêu trên 11 tỷ USD và đồng thời là năm thứ 7 xuất siêu liên tiếp.

Nếu như hỏi mặt hàng điển hình nhất trong các loại hàng hoá xuất khẩu, không thể không kể đến gạo. Năm nay, dự kiến xuất khẩu gạo đạt khoảng 7 triệu tấn, trị giá gần 3,5 tỷ USD. Đây là kim ngạch cao nhất trong 15 năm qua.

Nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo

Ngoài trồng giống lúa xuất khẩu, bà con ở Phước Long, Bạc Liêu cũng kết hợp lúa - tôm và có hẳn một liên minh HTX, gồm nhiều tổ hợp tác. Mô hình "lúa thơm - tôm sạch" không chỉ đảm bảo lúa trồng ra sạch, an toàn - tiêu chí hàng đầu để mang đi xuất khẩu, mà còn giúp bà con tiết kiệm chi phí.

Ông Nguyễn Trung Trực, Chủ tịch HĐQT Liên hiệp HTX Lúa tôm tỉnh Bạc Liêu, cho biết: "Làm theo mô hình này đem lại lợi nhuận cao vì sản xuất theo hướng hữu cơ. Tính ra chi phí chỉ bằng 50% so với thông thường".

Để hoàn thành mục tiêu sản xuất 1 triệu tấn lúa chất lượng cao vào năm 2030, Tập đoàn Tân Long đã đẩy mạnh liên kết với nông dân từ việc cung ứng vật tư đầu tư đến bao tiêu sản phẩm. Hiện họ đang liên kết trên 3.500 ha lúa tại ĐBSCL.

Ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Long, nói: "Tôi nghĩ doanh nghiệp lúa gạo Việt Nam cần xây dựng các vùng nguyên liệu kiểm soát truy xuất nguồn gốc các chất tác hại ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm".

Tăng liên kết trong xuất khẩu gạo - Ảnh 1.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang xây dựng đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu tại đồng bằng Sông Cửu Long. Hình thành các chuỗi liên kết lúa gạo được coi là một trong những phần quan trọng quyết định sự thành công của đề án trên.

Đẩy mạnh chế biến sau thu hoạch, nâng cao giá trị hạt gạo

Để đảm bảo chất lượng, thời gian vận chuyển lúa từ ngoài ruộng vào đến nhà máy chỉ trong vòng tối đa là 24 giờ. Khi đã vào đến nhà máy, tất cả mọi công đoạn đều được tự động hoá, từ đưa lúa lên, trữ, sấy hay tách tạp chất, tách vỏ, tách thóc…

Nhà máy sản xuất gạo Hạnh Phúc đang trong giai đoạn chạy thử, sẽ hoạt động chính thức trong năm nay. Khi hoàn thành, công suất xay xát chế biến sẽ đạt 1.600 tấn/ngày, tương ứng 1.000 tấn gạo thành phẩm. Điều quan trọng, chất lượng của 1.000 tấn gạo này sẽ đồng đều, đảm bảo yêu cầu khắt khe nhất của các thị trường khó tính.

Ông Nguyễn Chánh Trung, Giám đốc Dự án Nhà máy gạo Hạnh Phúc, nói: "Với dây chuyền đồng bộ như vậy, chúng tôi sẽ kiểm sát được chất lượng, nhật ký sản xuất và truy ra lúa của từng ruộng nơi thu mua".

Trước khi gạo được mang đi đóng gói, những chiếc máy tách màu sẽ loại bỏ những hạt gạo không đủ tiêu chuẩn, đảm bảo gạo không chỉ ngon mà còn đẹp. Theo người đứng đầu ngành nông nghiệp, hiện trong ngành lúa, các doanh nghiệp đã biết cách đầu tư chế biến cho ra những sản phẩm mà thị trường mong muốn.

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: "Tư duy thị trường đã bắt đầu bén rễ, tư duy sản xuất xưa ta làm ra những gì ta có, nay ta bán những thứ thị trường cần".

Tăng liên kết trong xuất khẩu gạo - Ảnh 2.

Hạt gạo Việt Nam được nhập khẩu vào các thị trường khó tính

Sau khoảng 1 năm đàm phán, cuối tháng 6 vừa qua, một thương hiệu gạo ST25 của Việt Nam đã chính thức được nhập khẩu và bày bán tại các siêu thị của Nhật Bản. Để vào được thị trường Nhật Bản, gạo ST25 phải vượt qua 600 tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe. Điều này cho thấy Việt Nam không chỉ xuất khẩu gạo nhiều mà còn xuất khẩu gạo ngon và sạch.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 48,7 triệu yen và chỉ chiếm khoảng 0,09% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Nhật Bản.

Tuy nhiên, với việc gạo ST25 được nhập khẩu chính ngạch vào thị trường này, Thương vụ tin rằng, Nhật Bản sẽ là thị trường mới, tiềm năng cho hạt gạo Việt Nam.

Ông Tạ Đức Minh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, cho biết: "Lô gạo ST25 của Việt Nam cũng đã được nhập vào Nhật Bản với lô hàng đầu tiên là 100 tấn và cũng đã được người tiêu dùng Nhật Bản đón nhận".

Không chỉ Nhật Bản, gạo Việt Nam đã vươn sâu vào các thị trường có những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng khác như Mỹ, EU… và gạo thơm ST24, ST25 xuất khẩu đã có giá trên 1.000 USD/tấn, gấp hơn 2 lần giá xuất khẩu gạo trắng thông thường.

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời, nói: "Vừa qua, hai đại siêu thị lớn của châu Âu bày bán gạo Việt Nam. Chúng ta có quyền vui mừng rằng, gạo Việt Nam đã có tên tuổi, đã có hình hài, bao bì đóng gói có nhãn mác. Các tiêu chuẩn khắt khe của châu Âu chúng ta đã vượt qua".

Hiện, hạt gạo Việt Nam hiện đã đến với mâm cơm của những người dân ở khoảng 30 quốc gia trên khắp thế giới. Những hạt gạo đi xa, mang niềm vui cho những người thưởng thức nó và cũng là niềm hạnh phúc cho những người làm ra nó.

Chất lượng ngày càng nâng cao, đến được các thị trường khó tính, giúp giá gạo Việt Nam trên thị trường thế giới duy trì ở mức cao. Hiện giá gạo 5% tấm đang ở mức 458 USD/tấn; gạo 25% tấm duy trì ở mức 438 USD/tấn.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, không chỉ đạt được sự hấp dẫn về giá mà nhiều doanh nghiệp đã có được những đơn hàng đến quý 3 năm nay. Với những tín hiệu tích cực, chúng ta hoàn toàn có thể lạc quan rằng, xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục thuận lợi trong năm mới 2023.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.68885233290103202-oag-uahk-taux-gnort-tek-neil-gnat/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tăng liên kết trong xuất khẩu gạo”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools