Xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm 9,9% trong tháng 12 so với cùng kì năm trước (tính theo đồng USD Mỹ). Con số này tốt hơn so với dự báo giảm 10% theo thăm dò trước đó của hãng thông tấn Reuters.
Nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái (tính theo đồng USD) Mỹ, cũng tốt hơn so với mức giảm 9,8% theo dự báo.
Sự sụt giảm nhẹ hơn có nghĩa là thương mại của Trung Quốc vẫn tăng trưởng trong cả năm 2022.
Xuất khẩu mạnh mẽ đã thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc trong hai năm qua. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế dự đoán nhu cầu từ Mỹ và châu Âu sẽ chậm lại trong thời gian tới.
Theo Wind Information, xuất khẩu của Trung Quốc đã bắt đầu giảm so với cùng kỳ năm ngoái từ tháng 10. Đây là lần giảm đầu tiên kể từ tháng 5 năm 2020.
Theo số liệu tử cơ quan Hải Quan Trung Quốc, trong cả năm 2022, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 7,7% và nhập khẩu tăng 1,1%.
Theo số liệu chính thức, thương mại điện tử xuyên biên giới giữa Trung Quốc và các quốc gia khác đã tăng 9,8% vào năm 2022 so với cùng kì, lên 2,11 nghìn tỷ Nhân dân tệ (301,42 tỷ USD). Xuất khẩu trực tiếp đến người tiêu dùng đã tăng 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, so với năm 2021, con số này đang chậm lại. Cách đây 1 năm, thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc tăng 15% lên 1,98 nghìn tỷ Nhân dân tệ (311,5 tỷ USD) và xuất khẩu tăng 24,5% so với năm trước đó.
Nhập khẩu của Trung Quốc từ EU và Mỹ giảm vào năm 2022, trong khi nhập khẩu từ ASEAN tăng nhẹ.
Người dân Trung Quốc bước vào đợt nghỉ lễ dài nhân dịp Tết Nguyên đán
Standard Chartered, Goldman Sachs kỳ vọng năm 2023 GDP Trung Quốc tăng 4,5%. Quỹ tiền tệ thế giới IMF dự báo 4,4%.
Các nhận định lạc quan về sự phục hồi tiêu dùng, du lịch, giải trí bùng nổ sau khi Trung Quốc thông thương quốc tế. Các định chế tài chính uy tín này cũng cho rằng, việc mở cửa trở lại cũng sẽ là động lực chính đẩy giá tài sản lên cao, giá cổ phiếu sẽ tăng cao.
Ngân hàng Morgan Stanley dự báo chỉ số chứng khoán MSCI của Trung Quốc sẽ tăng 14% năm 2023. Các dự báo lạc quan khác còn cho rằng năm 2023, GDP nền kinh tế số 2 thế giới tăng trên 5%.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, khách du lịch Trung Quốc là những người chi tiêu nhiều nhất thế giới, chiếm 1/5 chi tiêu du lịch toàn cầu năm 2019 - thời điểm trước đại dịch. Con số này bằng cả thị trường khách du lịch của Mỹ và Đức cộng lại. Do vậy việc Trung Quốc mở cửa biên giới trở lại là điều ngành công nghiệp không khói toàn cầu rất chờ đợi, bên cạnh đó sẽ là nhiều tác động khác.
Với thị trường hàng hóa, Goldman Sachs cho rằng nhu cầu từ Trung Quốc hồi phục có thể kéo giá dầu thế giới lên thêm 15 USD/thùng. Nhu cầu vàng đen của Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới năm 2022 giảm lần đầu tiên trong 2 thập kỷ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.19604104131103202-oab-ud-noh-paht-maig-couq-gnurt-auc-21-gnaht-uahk-taux/et-hnik/nv.vtv