vĐồng tin tức tài chính 365

Dự kiến có sắc thuế riêng với chứng khoán phái sinh

2023-01-17 14:49

Những đề xuất này được đề cập trong dự thảo xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 đang được Bộ Tư pháp hoàn thiện để trình lên Chính phủ.

Với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập chịu thuế hiện nay được xác định là giá chuyển nhượng từng lần với thuế suất 0,1%. Luật Chứng khoán 2019 quy định chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán khác. Tuy nhiên, có sự khác biệt về bản chất giữa chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh.

Giá trị của chứng khoán phái sinh phụ thuộc vào giá trị của một hoặc nhiều loại tài sản cơ sở, do đó, chứng khoán phái sinh không có đầy đủ giá trị nội tại như chứng khoán cơ sở. Nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán phái sinh không được hưởng các quyền cổ đông nắm giữ chứng khoán cơ sở, ví dụ, không có quyền tham dự đại hội đồng cổ đông; không có quyền nhận cổ tức.

Thị trường phái sinh cũng không diễn ra các giao dịch chuyển nhượng toàn bộ giá trị giao dịch và chuyển giao tài sản từ bên bán cho bên mua như thị trường cơ sở (trừ hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ chuyển giao vật chất giữ đến ngày đáo hạn). Giá trị của chứng khoán phái sinh được khuếch đại lên nhiều lần do hệ số nhân hợp đồng khi thiết kế các sản phẩm. Việc thanh toán chuyển giao giữa các nhà đầu tư chỉ là giá trị chênh lệch giá (lãi hoặc lỗ).

Theo dự thảo, kinh nghiệm quốc tế cho thấy các nền kinh tế đều dần chuyển sang đánh thuế dựa trên thu nhập thực đối với chứng khoán phái sinh (Anh, Pháp, Đức, Lucxembourg, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Canada, Thái Lan).

Nếu áp dụng phương pháp tính thuế trên giá trị giao dịch thì thuế suất phải linh hoạt đối với từng sản phẩm chứng khoán phái sinh (Ấn Độ, Đài Loan), mức thuế suất cũng thấp hơn nhiều lần so với thị trường chứng khoán cơ sở.

Tại Đài Loan, thuế suất trên thị trường phái sinh thấp hơn 150-600 lần so với thuế suất trên thị trường cơ sở. Ấn Độ áp dụng thuế suất 0,01% đối với hợp đồng tương lai, 0,05% với phí quyền chọn, 0,125% khi thực hiện quyền.

Dự thảo đề xuất cần thiết có quy định riêng về thuế đối với chứng khoán phái sinh để phù hợp với bản chất hoạt động kinh doanh, phân biệt với chứng khoán cơ sở, qua đó góp phần tăng thu ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề cập việc tăng thuế suất đối với hoạt động cung cấp phần mềm; sản phẩm và dịch vụ nội dung thông tin số về giải trí, trò chơi điện tử, phim số, ảnh số, nhạc số, quảng cáo số, thu nhập từ trúng thưởng.

Hiện nay, thuế thu nhập cá nhân với hộ, cá nhân kinh doanh được áp dụng với người có doanh thu trên 100 triệu đồng mỗi năm, tính theo tỷ lệ ấn định trên doanh thu. Mức thuế có sự khác biệt giữa các ngành nghề, lĩnh vực, như phân phối, cung cấp hàng hóa là 0,5%; dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là 2%; sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 1,5%, hoạt động kinh doanh khác là 1%...

Nhiều ý kiến cho rằng mức thuế này đối với các mô hình kinh doanh mới cần được điều chỉnh. Khi so sánh với mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân của các loại thu nhập khác, tỷ lệ thuế áp dụng đối với một số hoạt động về phần mềm, nội dung số còn khá thấp.

Ví dụ, đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công mức thuế suất áp dụng đối với phần thu nhập tính thuế trên 80 triệu đồng mỗi tháng là 35%, trong khi cá nhân có thu nhập từ hoạt động quảng cáo trên nền tảng công nghệ với thu nhập rất cao thì tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân trên doanh thu chỉ là 2%.

Vì vậy, dự thảo cho biết cần thiết nghiên cứu điều chỉnh mức thuế cao hơn với một số cá nhân kinh doanh trong các lĩnh vực như cung cấp phần mềm và nội dung số.

Quỳnh Trang

Xem thêm: lmth.2001654-hnis-iahp-naohk-gnuhc-iov-gneir-euht-cas-oc-neik-ud/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dự kiến có sắc thuế riêng với chứng khoán phái sinh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools