Ngày 17-1, tờ Guardian dẫn báo cáo của các nhà nghiên cứu hàng đầu nươc Anh cho biết tính đến tháng 6-2022, nước này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt 330.000 lao động, trong đó chủ yếu là lao động có tay nghề thấp sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Nước Anh trong một châu Âu thay đổi và Trung tâm Cải cách châu Âu (CER), mặc dù số lượng người nhập cư vào Anh sau khi nước này rời EU có sự gia tăng nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu về lao động nước ngoài.
Ông Jonathan Portes, giáo sư kinh tế tại Trường King's College (London), cũng cho biết những thay đổi trong thành phần lao động sẽ tạo ra những tác động lâu dài và sâu sắc với thị trường nước này.
Năm 2020, sau khi rời EU, Chính phủ Anh đã chuyển sang sử dụng hệ thống nhập cư mới dựa trên thang điểm nhằm chấm dứt tình trạng đi lại tự do và dành sự ưu tiên cho những người có trình độ cao.
Cụ thể, hệ thống quy định mỗi lao động nước ngoài phải có thu nhập ít nhất 25.600 bảng Anh/năm (31.424 USD) hoặc 10,10 bảng Anh/giờ (912,40 USD) để có thể đạt đủ điều kiện làm việc và được cấp thị thực tại nước này.
Tuy nhiên, hệ thống này cũng không thể thay thể cho số lượng lao động thiếu hụt tại Anh.
Trong đó, lĩnh vực vận tải và kho bãi bị ảnh hưởng nặng nề nhất với số lượng lao động thiếu hụt là 128.000 lao động, tương đương 8% tổng số công nhân làm việc trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, ở số lượng lao động ở phân khúc bán lẻ giảm 3%, tương đương 103.000 lao động, ở lĩnh vực khách sạn và thực phẩm giảm 4%, tương đương 67.000 lao động, ngành sản xuất và xây dựng giảm 2%.
Trái lại, ở các lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao hơn như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và công nghệ thông tin lại có sự gia tăng những lao động từ bên ngoài EU.
Ông Lord Wolfson, giám đốc điều hành Hãng bán lẻ Next tại Anh, kêu gọi chính phủ cần xem xét lại các quy định nhập cư để có thể thu hút thêm người lao động nước ngoài quay trở lại.
Không những vậy, tình trạng thiếu hụt lao động tại Anh có nguy cơ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế cũng như đẩy mức lạm phát nước này lên cao hơn.
Hôm 16-1, ông Andrew Bailey, giám đốc Ngân hàng Anh, đã đưa ra cảnh báo rằng tình trạng thiếu hụt lao động có thể gây ra những rủi ro lớn góp phần đẩy lạm phát lên cao hơn nữa thông qua việc tăng lương cho những lao động hiện tại, tăng giá sản phẩm trong khi sản lượng lại giảm đáng kể.
TTO - Ngày 7-10, Bộ trưởng Bộ Nhập cư, Người tị nạn và Quốc tịch Canada Sean Fraser cho biết Canada tạm thời bỏ quy định du học sinh quốc tế chỉ được làm tối đa 20 giờ/tuần để giải quyết tình trạng thiếu lao động trong nước.
Xem thêm: mth.5302713181103202-tixerb-uah-gnod-oal-000-033-ueiht-hna/nv.ertiout