vĐồng tin tức tài chính 365

Kỳ vọng bứt phá của đầu tàu Đông Nam bộ

2023-01-21 15:10

Ngoài việc duy trì là động lực tăng trưởng chính, đầu tàu của cả nước, Đông Nam bộ phấn đấu trở thành một thị trường năng động nhất khu vực Đông Nam Á.

Năm 2022 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 07/10/2022 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là Nghị quyết rất quan trọng, thể hiện quyết tâm cao của Trung ương trong việc phát triển Đông Nam Bộ.

Kỳ vọng bứt phá của đầu tàu Đông Nam bộ - Ảnh 1.

Dự án đường và cầu kết nối 2 tỉnh Bình Dương và Tây Ninh được khánh thành vào tháng 12-2022

Nhân dịp Xuân mới- Quý Mão 2023, phóng viên Báo Người Lao động đã có những cuộc trao đổi với lãnh đạo các tỉnh Đông Nam bộ về những kết quả phát triển kinh tế- xã hội- an ninh quốc phòng hết sức ấn tượng của một năm kinh tế hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19, cũng như những kỳ vọng của Nghị quyết 24 về phát triển Đông Nam bộ.


Kỳ vọng bứt phá của đầu tàu Đông Nam bộ - Ảnh 2.
Kỳ vọng bứt phá của đầu tàu Đông Nam bộ - Ảnh 3.

Nhâm Dần 2022 là năm đầu tiên Bình Phước có hơn 1/3 số đơn vị cấp huyện là các đô thị, gồm 1 thành phố, 3 thị xã trong tổng số 11 huyện, thị xã, thành phố toàn tỉnh, đánh dấu bước tiến dài trên con đường Bình Phước trở thành tỉnh công nghiệp trong thời gian rất gần.

Nhìn lại năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 8,42%, vượt so với kế hoạch đề ra là 7-7,5%. Trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 14,46%; kinh tế số chiếm tỷ trọng 5%; GRDP bình quân đầu người đạt 84,6 triệu đồng, xuất khẩu đạt 3,85 tỉ USD, tăng 12,28%. Thu ngân sách 14.282 tỉ đồng, vượt chỉ tiêu HĐND tỉnh đề ra. Có 1.150 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 7,9%.  Đáng chú ý, Bình Phước hiện đã có 1.432 dịch vụ công kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, đứng đầu cả nước và xếp hạng 8/63 tỉnh, thành phố về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến…

Kỳ vọng bứt phá của đầu tàu Đông Nam bộ - Ảnh 4.

Bình Phước hiện có hơn 3.000ha cây sầu riêng, định hướng sẽ phát triển lên 10.000ha theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, liên kết chuỗi cung ứng sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Thông tin vui, mới đây Trung Quốc đã cấp 5 mã số vùng trồng sầu riêng cho các nhà vườn ở địa phương này.

Năm 2023, được dự báo là một năm hết sức khó khăn. Tuy nhiên, cha ông ta có câu "Lửa thử vàng gian nan thử sức". Vì thế trước tiên, phải có sự nỗ lực, bền bỉ của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ. 

Kỳ vọng bứt phá của đầu tàu Đông Nam bộ - Ảnh 5.

KCN Minh Hưng - Hàn Quốc tại thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước

Đặc biệt, Nghị quyết 24 được ban hành với những định hướng phát triển vùng có tính chiến lược, định hướng bố trí không gian phát triển vùng hợp lý và những giải pháp quan trọng, là động lực vô cùng quan trọng cho các tỉnh trong vùng, trong đó có Bình Phước. Chúng ta đều biết Bình Phước có nhiều tiềm năng phát triển nhưng cũng có những điểm nghẽn, trong đó có điểm nghẽn về kết nối vùng. Hy vọng Nghị quyết 24 sẽ mở ra cơ hội để giải quyết điểm ngẽn này.


Kỳ vọng bứt phá của đầu tàu Đông Nam bộ - Ảnh 6.
Kỳ vọng bứt phá của đầu tàu Đông Nam bộ - Ảnh 7.

Năm 2022, Bình Dương đạt và vượt 29 chỉ tiêu kế hoạch năm, GRDP ước tăng 8,02%, thương mại và dịch vụ phục hồi nhanh ở tất cả ngành, chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 8,9% so với năm trước. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh đạt gần 155 ngàn tỉ đồng, đứng thứ 3 cả nước. Quy mô nền kinh tế đạt gần 460 ngàn tỉ đồng, đứng thứ 3 cả nước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 61,5 tỉ USD, thặng dư thương mại đạt 10 tỉ USD. Thu hút đầu tư nước ngoài 3,1 tỉ USD và gần 100 ngàn tỉ đồng vốn đăng ký kinh doanh. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh thu hút đầu tư nước ngoài  gần 40 tỉ USD, đứng thứ 2 cả nước (sau TP. Hồ Chí Minh) và gần 630.000 tỉ đồng vốn đăng ký kinh doanh, tương đương 25 tỉ USD. Thu ngân sách hơn 66 ngàn tỉ đồng, đạt 110% dự toán đầu năm.

Kỳ vọng bứt phá của đầu tàu Đông Nam bộ - Ảnh 8.

KCN VSIP II Bình Dương tại TP. Thủ Dầu Một

Năm 2023, UBND tỉnh xác định thực hiện 35 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội  với 11 giải pháp trọng tâm. Tỉnh cũng đề ra các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Đặc biệt là đồng hành với những khó khăn của doanh nghiệp…

Kỳ vọng bứt phá của đầu tàu Đông Nam bộ - Ảnh 9.

Đường vành đai 4 đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương

Kỳ vọng bứt phá của đầu tàu Đông Nam bộ - Ảnh 10.

Bình Dương là địa phương đứng thứ 2 cả nước (sau TP. HCM ) về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, tỉnh đang tập trung ưu tiên thu hút những ngành kỹ thuật cao, ít thâm dụng lao động

Để đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế của Đông Nam bộ và nâng cao tính năng động của các địa phương trong vùng như tinh thần Nghị quyết 24, tỉnh Bình Dương kiến nghị Trung ương sớm hoàn thành quy hoạch vùng làm cơ sở triển khai đầu tư hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông kết nối. Đồng thời, xem xét cơ chế thúc đẩy, phân bổ nguồn lực đầu tư phù hợp với điều kiện từng địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm. Đặc biệt là cần có cơ chế đặc thù cho Đông Nam bộ trong điều tiết ngân sách; phân bổ nguồn lực biên chế phù hợp, tương xứng với quy mô, tiềm năng phát triển của tỉnh để đáp ứng các nhu cầu phát triển hiện tại của địa phương.


Kỳ vọng bứt phá của đầu tàu Đông Nam bộ - Ảnh 11.
Kỳ vọng bứt phá của đầu tàu Đông Nam bộ - Ảnh 12.

Năm 2022 là năm đầu tiên Tây Ninh đạt 19/19 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, trong đó có nhiều chỉ tiêu đạt sớm và vượt cao hơn so kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 9,56%, đứng thứ 16 của cả nước, đứng thứ 1 vùng Đông Nam bộ và đứng thứ 28 về quy mô nền kinh tế của cả nước. Cơ cấu tăng trưởng cũng có thay đổi, về công nghiệp - xây dựng tăng trưởng 15%, nông nghiệp tăng trưởng 2,7%; dịch vụ tăng trưởng 9,6%. Đây là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu đạt mức 6,4 tỉ USD; thu ngân sách vượt ngưỡng 12.000 tỉ đồng

Nổi bật, du lịch đạt trên 4,5 triệu lượt khách, tăng gần 200% so với năm 2021, trong đó, khu du lịch quốc gia núi Bà Đen duy trì nằm trong top 5 điểm đến du lịch hấp dẫn và có lượng du khách lớn nhất cả nước. Tây Ninh cũng nằm trong nhóm 6 tỉnh dẫn đầu cả nước về giải ngân vốn Trung ương giao. Ước đến hết 31-1-2023, giải ngân trên 4.368 tỉ đồng, đạt 96,97% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 97,36% kế hoạch HĐND tỉnh giao.

Kỳ vọng bứt phá của đầu tàu Đông Nam bộ - Ảnh 13.

Khu du lịch Quốc gia Núi Bà Đen đạt kỷ lục về khách tham quan năm 2022, với hơn 4,5 triệu lượt người và nằm trong top 5 điểm đến du lịch hấp dẫn, có lượng du khách lớn nhất cả nước

Năm 2023, Tây Ninh sẽ triển khai quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng phê duyệt. Đồng thời, tỉnh cũng sẽ hoàn thành đề án điều chỉnh quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát, cùng với đó là đẩy mạnh cải cách hành chính toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Để làm được những điều đó, Tây Ninh kiên quyết tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, khắc phục biểu hiện làm việc cầm chừng, sợ rủi ro, sợ trách nhiệm…

Kỳ vọng bứt phá của đầu tàu Đông Nam bộ - Ảnh 14.

Tây Ninh đặt mục tiêu du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh


Thảo Nguyễn
Lê Duy

Xem thêm: mth.65749012103202-ob-man-gnod-uat-uad-auc-ahp-tub-gnov-yk/et-hnik/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kỳ vọng bứt phá của đầu tàu Đông Nam bộ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools