vĐồng tin tức tài chính 365

TP.HCM vươn lên đầu tàu kinh tế số từ những điều nhỏ nhặt

2023-01-22 16:42
TP.HCM vươn lên đầu tàu kinh tế số từ những điều nhỏ nhặt - Ảnh 1.

Doanh nghiệp kỳ vọng đoàn tàu kinh tế số TP.HCM phải bứt tốc từ những điều nhỏ nhặt, thay đổi từ doanh nghiệp, cơ quan hành chính đến cả nền kinh tế - Ảnh: NGỌC HIỂN

Ngày đầu xuân, Tuổi Trẻ Online tổ chức bàn tròn với các doanh nghiệp, cùng đưa ra các giải pháp, kỳ vọng từ những điều giản đơn đến lớn lao để TP.HCM tăng tốc trở thành đầu tàu kinh tế số của cả nước.

Ông Nguyễn Văn Khoa, tổng giám đốc Công ty FPT: Năm đề xuất thúc đẩy kinh tế số

TP.HCM vươn lên đầu tàu kinh tế số từ những điều nhỏ nhặt - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Khoa

Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển của ngành CNTT. Mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp để đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Chúng ta cần có một cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ.

Với vai trò tập đoàn tiên phong CNTT, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm quốc tế. Trở thành người đồng hành với các doanh nghiệp Việt Nam tại cả thị trường trong nước và nước ngoài. 

Việc này giúp thúc đẩy phát triển bền vững. Đồng thời, nâng cao hơn nữa giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Để làm được điều này, chúng tôi có năm đề xuất. Một là Chính phủ cần tạo ra những bài toán lớn cho doanh nghiệp. Hai là thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái số make in Vietnam. Đặc biệt là cho từng ngành, từng lĩnh vực. Ba là thúc đẩy ngoại giao trong lĩnh vực công nghệ. Bốn là đẩy mạnh thương hiệu chuyển đổi số quốc gia. Và cuối cùng, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực CNTT.

Ông Trần Việt Anh, chủ tịch Hội Doanh nghiệp TP Thủ Đức: Đề ra chiến lược kinh tế số

TP.HCM vươn lên đầu tàu kinh tế số từ những điều nhỏ nhặt - Ảnh 3.

Ông Trần Việt Anh

TP Thủ Đức là một TP mới, một TP trẻ nhưng có sự phát triển cao về công nghệ. Thủ Đức có Khu công nghệ cao TP, định hướng trở thành trung tâm tài chính quốc tế. Đặc biệt, TP Thủ Đức sẽ trở thành hạt nhân phát triển kinh tế số cho TP.HCM. Bản thân hơn 50.000 doanh nghiệp tại Thủ Đức đều nắm rõ tinh thần như vậy.

Tuy nhiên, đầu tiên là các đơn vị đồng với doanh nghiệp phải là kinh tế số, chính quyền số. Thứ hai, hoạt động hành chính, kinh doanh… đều phải có định hướng kinh tế số chiếm bao nhiêu phần trăm. Mục tiêu này phải gắn với mốc thời gian trong 5-7 hoặc 10 năm tới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải đưa ra chiến lược về kinh tế số của mình. Trong đó, phải có định hướng phát triển nhân sự số.

Bên cạnh đó, Thủ Đức có lợi thế là quy tụ nhiều trường đại học lớn. Song bên cạnh nhân sự tại chỗ, cần tiếp tục thu hút các nhân sự chất lượng cao. Điều này tạo nên một đội ngũ nhân sự chất lượng tại Thủ Đức. Ngoài ra, cần hạn chế thu hút các doanh nghiệp FDI có công nghệ thấp, ít có hoạt động số. Thay vào đó, cần tạo dư địa để thu hút những doanh nghiệp thực sự kinh tế số.

Ông Đoàn Võ Khang Duy, phó chủ tịch Hội Cơ khí - điện TP.HCM: Kinh tế số từ dịch vụ công

TP.HCM vươn lên đầu tàu kinh tế số từ những điều nhỏ nhặt - Ảnh 4.

Ông Đoàn Võ Khang Duy

Để TP.HCM trở thành đầu tàu về kinh tế số, việc đầu tiên là phải đào tạo. Cần đào tạo bài bản về kinh tế số cho nhân sự có vai trò quyết định trong bộ máy quản lý công.

Thứ hai, các tác vụ phải được tối ưu hóa bằng các quy trình chuyển đổi số một cách tối đa.

Rất nhiều doanh nghiệp họ có quy trình tác vụ hoàn hảo đến mức không có con người can thiệp. Do đó, cần phải quan tâm đến việc đồng bộ dữ liệu, chuẩn hóa thông tin.

Đơn giản như tài xế của tôi đã đăng ký mã số thuế với cửa hàng xăng dầu. Khi đổ xăng thì chỉ cần đọc mã số thuế là tự động xuất hóa đơn, email về công ty. Do đó, khi đăng ký kinh doanh, chỉ cần có email là Nhà nước có thể tương tác với doanh nghiệp.

Việc phạt nguội cũng vậy, chỉ cần có email, thông tin chuyển ngay cho người vi phạm. Đằng này phải đợi đến khi đăng kiểm mới tá hỏa là bị phạt nguội. Nói chung, nếu có sự chuyển động một cách mạnh mẽ, Nhà nước hoàn toàn có thể trợ lực. Hơn nữ là đồng hành với doanh nghiệp, người dân trong chuyển đổi số liên quan đến quản lý công.

Ông Trần Viết Quân, giám đốc Công ty chuyển đổi số Tanca.io: Tăng tốc về kinh tế số từ những điều nhỏ nhất
TP.HCM vươn lên đầu tàu kinh tế số từ những điều nhỏ nhặt - Ảnh 5.

Ông Trần Viết Quân

Việc giao đề bài TP.HCM sẽ là đầu tàu của kinh tế số vào năm 2030 thì cũng cần đưa ra kết quả. Ví dụ năm 2030 kinh tế số của Việt Nam sẽ đạt 100 tỉ USD thì TP.HCM sẽ phải đóng góp 50%.

Để đạt 50%, TP cần tập trung vào những lĩnh vực nào của kinh tế số mà TP có tính cạnh tranh cao nhất so với các thành phố khác trên thế giới? Quan điểm cá nhân thì nhân lực số đóng góp quan trọng nhất. Chúng ta nên đưa các môn học, kiến thức về kinh tế số từ năm cấp II.

Chương trình này phải được xây dựng mới và là môn học bắt buộc. Điều này không giống như các chứng chỉ tin học A, B. Các kiến thức mới về AI, blockchain, máy học, cloud… phải sớm được dạy ở nhà trường. Song song đó, các trường đại học về CNTT cần đào tạo số lượng sinh viên nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của kinh tế số.

Ngoài ra, chúng ta cũng có các chương trình đào tạo kinh tế số cho những người không được đào tạo chính quy, bài bản. Khi nguồn nhân lực số bao gồm đội ngũ CNTT và người tiêu dùng trẻ đều am hiểu công nghệ số thì nền kinh tế số mới vững mạnh được.

Bộ Chính trị ra nghị quyết Bộ Chính trị ra nghị quyết 'đột phá thúc đẩy TP.HCM phát triển'

Theo nghị quyết của Bộ Chính trị, mục tiêu đến năm 2030, TP.HCM trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, có nguồn nhân lực chất lượng cao. GRDP bình quân đầu người khoảng 14.500 USD.

Xem thêm: mth.3763545122103202-tahn-ohn-ueid-gnuhn-ut-os-et-hnik-uat-uad-nel-nouv-mch-pt/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“TP.HCM vươn lên đầu tàu kinh tế số từ những điều nhỏ nhặt”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools