vĐồng tin tức tài chính 365

Phải làm gì khi con riêng của cha về đòi tài sản?

2023-01-24 04:12

Năm 2022 cha tôi mất khi chưa hoàn tất thủ tục ly hôn. Trước đó ông trăn trối (có người làm chứng và công chứng trong 5 ngày) là cho tôi 1/2 tài sản trong phần di chúc trên. Hai mẹ con tôi vẫn ở phần nhà đất này, thờ cúng cha và dòng họ nhưng bất ngờ người con riêng mang di chúc về đòi đất.

Vậy phần tài sản cha cho tôi và người con riêng phải giải quyết phân chia thế nào? Mẹ tôi không có tên trong di chúc thì có được hưởng di sản không? Nếu các bên không tìm được tiếng nói chung thì tôi phải làm sao? (Phuong Loan)

Luật sư tư vấn

Với thông tin bạn cung cấp, chưa rõ nguồn gốc di sản thừa kế 2.000 m2 nhà đất: là tài sản chung của cha mẹ bạn (được tặng cho chung, là tà sản riêng được nhập vào tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân....) hay là tài sản riêng của cha bạn (được tặng cho riêng...) nên chưa thể xác định việc định đoạt tài sản của cha bạn là đúng hay sai. Do đó, chúng tôi sẽ chia trường hợp tư vấn cụ thể:

Trường hợp 1: Có căn cứ xác định đây là tài sản chung của cha mẹ bạn

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân gia đình 2014, việc định đoạt tài sản chung là bất động sản phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng. Do đó, việc cha bạn tự định đoạt toàn bộ phần tài sản chung sẽ bị vô hiệu một phần theo quy định Điều 130 Bộ luật Dân sự 2015 (giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch).

Lúc này, mẹ bạn có quyền khởi kiện, yêu cầu tòa án tuyên bố di chúc vô hiệu theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014. Cụ thể giá trị phần di sản mà bạn, mẹ bạn và con riêng của cha bạn sẽ được hưởng như sau:

Phần di sản mẹ của bạn sẽ nhận được:

- Được hưởng một nửa (1/2) tài sản là nhà đất vì đây là tài sản chung của cha mẹ bạn.

- Cha bạn mất khi chưa hoàn tất việc ly hôn (quan hệ vợ chồng chưa chấm dứt) nên mẹ bạn vẫn được hưởng di sản thừa kế mà cha bạn để lại. Trừ trường hợp mẹ bạn thuộc trường hợp không được hưởng di sản theo quy định pháp luật tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự.

Khi đó, theo điểm a khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự, mẹ bạn sẽ được xác định là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc và được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật (nếu di sản được chia theo pháp luật).

Như vậy, tổng cộng phần tài sản mà mẹ bạn nhận được bao gồm: 1/2 phần tài sản chung và 2/3 của một suất hưởng thừa kế tài sản của cha bạn trong số tài sản chung.

Phần di sản bạn và con riêng sẽ nhận được:

Trong trường hợp này, phần di sản mà cha bạn để lại là 1/2 tài sản chung. Giả sử những người thừa kế của cha bạn là mẹ bạn, bạn và người con riêng thì mẹ bạn được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật, còn bạn và người con riêng theo di chúc sẽ được hưởng một nửa phần còn lại.

Trường hợp 2: Đây là tài sản riêng của cha bạn

Cha bạn hoàn toàn có quyền định đoạt theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân gia đình 2014 (vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung).

Tuy nhiên, theo như đã phân tích ở trên, mặc dù cha bạn không di chúc để lại tài sản cho mẹ bạn thì bà vẫn thuộc trường hợp được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo điểm a khoản 1 Điều 644 BLDS 2015 (nếu như không thuộc các trường hợp khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015) - tức là 2/3 của suất thừa kế theo pháp luật. Bạn và con riêng của cha bạn sẽ được chia đều phần còn lại (sau khi đã chia cho mẹ bạn).

Luật sư Phan Huy Thái Nguyên

Công ty Đông Phương Luật

Xem thêm: lmth.9599554-nas-iat-iod-ev-ahc-auc-gneir-noc-ihk-ig-mal-iahp/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phải làm gì khi con riêng của cha về đòi tài sản?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools