vĐồng tin tức tài chính 365

Không hỗ trợ kiểm soát trẻ xem phim hợp độ tuổi, nhà phát hành sẽ bị phạt

2023-01-29 09:04

Đây là một trong 7 quy định mới nhằm thắt chặt hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng, vừa được bổ sung trong Nghị định 128/2022, hiệu lực từ 15/2. Nghị định 128 bổ sung, sửa đổi các về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa và quảng cáo với hầu hết mức phạt đều tăng so với Nghị định 38/2021.

Nghị định 38 trước đó chỉ quy định, trên không gian mạng, việc phổ biến các phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy, hoặc có nội dung khiêu dâm, đồi trụy, kích động bạo lực, sẽ bị phạt 40-50 triệu đồng.

Nhưng Nghị định 128 đã phân loại chi tiết 7 nhóm vi phạm về phổ biến phim trên không gian mạng, tiền phạt lên tới 20-100 triệu đồng. Cụ thể:

1. Không thông báo danh sách phim sẽ phổ biến và kết quả phân loại phim cho Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trước khi thực hiện phổ biến phim, bị phạt 20-40 triệu đồng.

2. Không cung cấp đầu mối, thông tin liên hệ để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước; phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người sử dụng dịch vụ, bị phạt 40-60 triệu đồng.

3. Không triển khai các giải pháp kỹ thuật, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền gỡ bỏ, ngăn chặn phim vi phạm, bị phạt 60-80 triệu đồng.

Bốn vi phạm còn lại có chung mức phạt 80-100 triệu đồng:

4. Không bảo đảm một trong các điều kiện thực hiện phân loại phim.

5. Không thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết và hướng dẫn để cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em tự kiểm soát, quản lý, bảo đảm trẻ em xem phim phổ biến trên không gian mạng phù hợp với độ tuổi xem phim; để người sử dụng dịch vụ báo cáo về phim vi phạm

6. Không gỡ bỏ phim vi phạm (quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh và các quy định khác của pháp luật) khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

7. Không ngăn chặn truy cập phim vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Tăng gấp 4 mức phạt làm phim trái phép về đời tư người khác

Nghị định 128 bổ sung 6 nội dung bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh. Theo Nghị định 38, hành vi "tiết lộ bí mật đời tư" của người khác mà không được sự cho phép bị phạt 10-20 triệu đồng. Còn với quy định mới, hành vi này sẽ bị phạt 40-50 triệu đồng.

Hành vi xuyên tạc lịch sử, xúc phạm dân tộc, kích động bạo lực... cũng bị nâng mức phạt từ 20-30 triệu đồng lên 40-50 triệu đồng.

Nhà sản xuất phim Em và Trinh bị bà Michiko Yoshii yêu cầu xin lỗi công khai vì hành vi phổ biến đời sống riêng tư của bà đến công chúng khi chưa xin phép, tháng 9/2022. Ảnh: Galaxy

Tháng 9/2022, nhà sản xuất phim "Em và Trinh" bị bà Michiko Yoshii yêu cầu xin lỗi công khai vì hành vi phổ biến đời sống riêng tư của bà đến công chúng khi chưa xin phép. Ảnh: Galaxy

Theo Nghị định 128, 6 nội dung bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh gồm:

1. Xuyên tạc lịch sử dân tộc, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; thể hiện không đúng, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

2. Tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về an ninh mạng;

3. Kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết cách thức thực hiện, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn, tiết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người, trừ trường hợp thể hiện các nội dung đó để phê phán, tố cáo, lên án tội ác, đề cao chính nghĩa, tôn vinh giá trị truyền thống, văn hóa;

4. Gây tổn hại đến các giá trị văn hóa, lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam; truyền bá tệ nạn xã hội; phá hoại văn hóa, đạo đức xã hội;

5. Thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại dâm ô, trụy lạc, loạn luân;

6. Kích động, chống đối việc thi hành Hiến pháp, pháp luật.

Người mắc vi phạm thuộc nhóm 6 nội dung nêu trên sẽ bị phạt 40-50 triệu đồng, bị đình chỉ hoạt động sản xuất, phát hành, phổ biến, quảng bá phim, xúc tiến phát triển điện ảnh 1-3 tháng. Với tổ chức, mức phạt sẽ tăng gấp đôi.

Cá nhân, tổ chức vi phạm buộc cải chính thông tin sai sự thật; xin lỗi cá nhân bằng văn bản; tiêu hủy phim, xoá bỏ phim hoặc gỡ bỏ phim trên không gian mạng hoặc loại bỏ nội dung vi phạm trong phim và những vật phẩm liên quan đến phim.

Đối với các vi phạm xảy ra trước khi Nghị định 128 có hiệu lực (15/2) mà sau đó mới bị phát hiện mà nghị định không quy định hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì áp dụng quy định của nghị định này.

Hành vi

Mức phạt cũ

(Nghị định 38)

Mức phạt mới

(Nghị định 128)

Phổ biến phim trên không gian mạng mà không phân loại, hiển thị kết quả phân loại theo quy địnhchưa quy định40-50
Giả mạo thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam5-1010-20
Rạp phim không miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em, các đối tượng chính sách...3-55-10
Rạp phim/kênh truyền hình không bảo đảm tỷ lệ suất chiếu phim Việt Nam, khung giờ chiếu phim Việt Nam; thời lượng và khung giờ chiếu phim cho trẻ em30-4040-60
Rạp phim không bảo đảm người xem phim đúng độ tuổi theo phân loại phim30-4060-80
Tổ chức liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận30-4080-100

So sánh mức phạt một số vi phạm trong hoạt động điện ảnh theo quy định cũ và mới. Đơn vị: triệu đồng

Hải Thư

Xem thêm: lmth.8583654-tahp-ib-es-hnah-tahp-ahn-iout-od-poh-mihp-mex-ert-taos-meik-ort-oh-gnohk/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Không hỗ trợ kiểm soát trẻ xem phim hợp độ tuổi, nhà phát hành sẽ bị phạt”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools