Sau khi xét xử sơ thẩm và tuyên án với 23 bị báo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền xảy ra tại Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba, đến nay theo thống kê của tòa đã có 14 bị cáo và 81 người bị hại kháng cáo.
Đây là số người bị hại kháng cáo đúng hạn được tính đến nay.
Chỉ có 81/4.548 người bị hại trong vụ Alibaba kháng cáo
Sau khi hết thời hạn kháng cáo (15 ngày kể từ ngày TAND TP.HCM công khai bản án trên trang web của tòa), tòa cấp sơ thẩm vụ án Alibaba đã nhận được 81 đơn kháng cáo của các bị hại.
Đây là những người đã chuyển tiền cho Công ty Alibaba để mua đất nền dự án của công ty này tại các tỉnh: Đồng Nai, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Các bị hại này kháng cáo yêu cầu được nhận đất vì họ cho rằng Công ty Alibaba và Nguyễn Thái Luyện có đất để trả cho khách hàng, đồng thời cho rằng họ có nhu cầu mua đất để sử dụng đúng như cam kết được ký trong hợp đồng với Công ty Alibaba.
Một số bị hại có đơn đề nghị hội đồng xét xử giảm hình phạt với các bị cáo vì cho rằng Nguyễn Thái Luyện không lừa dối khách hàng.
Trước đó, Nguyễn Thái Luyện và vợ là Võ Thị Thanh Mai cũng có đơn kêu oan, cho rằng không lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Võ Thị Thanh Mai không rửa tiền.
12 bị cáo khác làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt vì chỉ là người làm công ăn lương không được hưởng lợi ích gì từ các hành vi của Nguyễn Thái Luyện. Hơn nữa, họ chỉ là những người làm theo chỉ đạo và nhận thức rằng mình không sai.
Trước đó, trong phiên tòa sơ thẩm, hội đồng xét xử đã tuyên mức án chung thân cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với Nguyễn Thái Luyện, 30 năm tù cho 2 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền đối với Võ Thị Thanh Mai.
Một số người mua đất của Alibaba đã được trả đất
Theo bản án sơ thẩm, trong vòng hơn 3 năm, kể từ khi thành lập đến ngày khởi tố vụ án 13-9-2019, Công ty Alibaba triển khai bán đất nền trên 58 dự án cho 4.548 bị hại, chiếm đoạt tổng số tiền là 2.446 tỉ đồng.
Trong vụ án này, hội đồng xét xử đã xác định một số người có quyền và nghĩa vụ liên quan được giải tỏa kê biên những giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, một số người được tiếp tục thực hiện hợp đồng và nhận đất sử dụng.
Hội đồng xét xử xác định những khách hàng nào đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với các cá nhân đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cụ thể là Nguyễn Thái Lĩnh, Nguyễn Thái Lực và Trịnh Minh Pháp) và đã công chứng hợp đồng, người mua cũng đã chuyển số tiền từ 50% đến 100% giá trị hợp đồng thì được tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Lý giải, hội đồng xét xử phân tích đối tượng hợp đồng (các thửa đất) đã có sẵn, các thửa đất đã được tách phù hợp giữa thực tế và nội dung trong hợp đồng.
Đồng thời, các khách hàng này có nhu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng nên hội đồng xét xử xác định đây là những người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án và giải tỏa kê biên các thửa đất để các khách hàng tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc nộp thuế để sang nhượng đất.
Số khách hàng còn lại là 4.548 người đã mua đất nền trong 58 dự án không có thật của Alibaba đều được xác định là bị hại.
Cụ thể, hội đồng xét xử cho biết đã nhận được yêu cầu của 4.548 bị hại đề nghị tòa án buộc Nguyễn Thái Luyện bồi thường lại tiền mua đất đã nộp cho Công ty Alibaba, lợi ích nhận được từ các hợp đồng quyền chọn và lãi suất trên số tiền đã nộp.
Tuy nhiên, hội đồng xét xử đánh giá rằng, trong các hợp đồng đã ký với các bị hại, Nguyễn Thái Luyện đã dùng sáu quyền chọn để thu hút người dân mua đất dự án do Luyện vẽ ra: thuê lại đất với giá 2%/tháng trên giá chuyển nhượng; thuê lại đất với giá 1%/tháng trên giá chuyển nhượng và thu lại lợi nhuận 18%/năm sau 12 tháng; mua lại với chênh lệch 30% sau 12 tháng; mua lại với chênh lệch 35% sau 12 tháng; mua lại với chênh lệch 70% sau 24 tháng; thanh toán 50%, góp 3 triệu đồng/tháng, giữ đất.
Đã có 14/23 bị cáo trong vụ án Alibaba kháng cáo, trong đó, vợ chồng bị cáo Nguyễn Thái Luyện kháng cáo kêu oan. 12 bị cáo còn lại kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Xem thêm: mth.12082815192103202-oac-gnahk-iah-ib-18-ababila-uv/nv.ertiout