Nhiều chủ xe điện sẽ cảm thấy khó chịu khi loay hoay với những dây cáp sạc cồng kềnh, đặc biệt là ở những không gian nhỏ hay dưới thời tiết khắc nghiệt.
Theo Green Car Reports, hãng xe Ford muốn loại bỏ sự bất tiện này bằng cách để cổng sạc trên xe điện và điểm sạc tự “khớp” với nhau thông qua lực hút từ tính mạnh. Công nghệ này khá tương tự cổng sạc MagSafe được sử dụng trên một số thiết bị Apple.
Điều tuyệt vời là công nghệ sạc này có thể hoạt động ở cả trạm sạc chậm và nhanh, đầu nối từ tính có thể được lắp đặt trên xe điện có cổng sạc thông thường.
Vấn đề lớn nhất là làm sao để khớp cổng sạc trên xe với điểm sạc khi không có dây. Để giải quyết vấn đề này, một lượng khớp nối nhất định sẽ được tích hợp vào thiết kế của bộ sạc từ tính để có thể thực hiện được kết nối vật lý miễn là cổng đủ gần với điểm sạc. Hay nói cách khác, kỹ năng đỗ xe của bạn kém thì bộ sạc không hoạt động được.
Tất nhiên, bằng sáng chế được nộp lên không đồng nghĩa với việc công nghệ được đưa vào sản xuất. Ford chưa xác nhận kế hoạch sử dụng đầu nối sạc mới này trong các phương tiện tương lai.
Vấn đề không chỉ nằm ở tính thẩm mỹ khi xuất hiện một cổng sạc mới, mà còn rất khó để sửa đổi các điểm sạc hiện có.
Dù sạc xe điện không dây có thể chưa sẵn sàng triển khai rộng rãi, nhưng nhằm làm cho trải nghiệm sạc dễ dàng hơn, gần giống với việc đổ xăng, các nhà sản xuất ô tô rất chú trọng đến việc phát triển cách sạc tiên tiến hơn.
Công nghệ sạc không dây khác đã được giới thiệu là sử dụng cảm ứng. Chẳng hạn, đầu tháng 1 này, Ram đã giới thiệu mẫu xe concept 1500 EV Revolution với bộ sạc cảm ứng Ram Charger sử dụng tại nhà, tự động phát hiện sự hiện diện của phương tiện và lượng điện tích cần thiết rồi tự động căn chỉnh chính bên dưới ô tô. Chú robot nhỏ này cũng biết sạc pin vào giờ thấp điểm, tiết kiệm cho chủ nhân một chút tiền điện.
Nhiều khu vực trên thế giới dự kiến biến xe điện trở thành tiêu chuẩn từ năm 2030 trở đi nhưng yếu tố này thực tế khá nhiều bất cập.
Xem thêm: mth.69543342192103202-non-iat-cuht-hcaht-gnuhn-yad-gnohk-cas-neid-ex-ial-gnout/nv.ertiout