Trong phát biểu tại Viện Nghiên cứu cao cấp Chey ở Seoul ngày 30-1, tổng thư ký NATO cảm ơn Hàn Quốc vì viện trợ phi sát thương cho Ukraine, nhưng kêu gọi nước này làm nhiều hơn nữa vì Ukraine có "nhu cầu cấp bách" về đạn dược.
Theo Hãng tin Reuters, Hàn Quốc đã ký các thỏa thuận cung cấp hàng trăm xe tăng, máy bay và các vũ khí khác cho Ba Lan, thành viên của NATO, kể từ khi xung đột bắt đầu.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol nói vì luật pháp của nước ông không cho phép cung cấp vũ khí cho các quốc gia có xung đột, nên rất khó chuyển vũ khí cho Ukraine.
Ông Stoltenberg lưu ý rằng các quốc gia như Đức, Thụy Điển và Na Uy cũng có chính sách tương tự nhưng đã thay đổi.
Trong một diễn biến khác, truyền thông Nhà nước Triều Tiên sáng 30-1 gọi chuyến thăm của ông Stoltenberg là "khúc dạo đầu cho sự đối đầu và chiến tranh vì đã mang đến những đám mây đen của 'chiến tranh lạnh mới' cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương".
Năm ngoái, Hàn Quốc cử phái đoàn ngoại giao đầu tiên tới NATO, cam kết tăng cường hợp tác không phổ biến vũ khí hạt nhân, an ninh mạng, chống khủng bố, ứng phó thảm họa và hợp tác trong các lĩnh vực an ninh khác.
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đang ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du bao gồm Nhật Bản của ông.
Chuyến đi nhằm mục đích tăng cường quan hệ của NATO với các đồng minh của Mỹ trước cuộc chiến Ukraine và sự cạnh tranh với Trung Quốc.
Trong các cuộc gặp với các quan chức cấp cao của Hàn Quốc, ông Stoltenberg cho rằng các sự kiện ở châu Âu và Bắc Mỹ có mối liên hệ với các khu vực khác và NATO muốn giúp quản lý các mối đe dọa toàn cầu bằng cách tăng cường quan hệ đối tác ở châu Á.
Liên minh các nước phương Tây cung cấp xe tăng hiện đại cho Ukraine có thêm nhiều thành viên mới. Nhưng tình hình này đưa cuộc chiến đi đến đâu?
Xem thêm: mth.2480559003103202-iaogn-coun-ohc-ihk-uv-pac-hcas-hnihc-iod-yaht-couq-nah-noum-otan/nv.ertiout