vĐồng tin tức tài chính 365

Lo ngại 'ăn trái cây bị xử phạt nồng độ cồn', hiểu thế nào cho đúng?

2020-01-07 15:50

Từ khi Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực, nhiều người lo ngại vấn đề khi ăn hoa quả, trái cây người điều khiển phương tiện cũng có thể bị xử phạt do vượt mức nồng độ cồn. Điều này có đúng trong thực tế?

Từ ngày 1/1/2020, Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia cùng với Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với tài xế điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt mức bắt đầu có hiệu lực. Nhiều người băn khoăn việc có thể bị cảnh sát giao thông xử phạt khi kết quả kiểm tra khí thở có nồng độ cồn do ăn trái cây hay các thực phẩm được nấu cùng bia, rượu; bởi chỉ cần phát hiện có cồn trong khí thở hoặc máu, người dân có thể bị xử phạt thay vì quy định nồng độ cồn tối thiểu 0,25 mg/l như trước đây.

Trên các diễn đàn mạng xã hội, nhiều người chia sẻ việc họ thường hay sử dụng bia, rượu vang khi làm bánh ngọt hoặc một số món om, hầm...và mời bạn bè đến nhà ăn, không lẽ người ta ăn món mình nấu xong ra đường bị xử phạt thì khổ thân quá. Bên cạnh đó, thông tin một số loại trái cây chứa đường dễ lên men như nho, sầu riêng...có thể để lại cồn trong hơi thở cũng khiến nhiều người lo lắng.

Trao đổi với PV Infonet về vấn đề này, luật sư Hoàng Tùng (Trưởng VPLS Trung Hòa – Đoàn Luật sự TP Hà Nội) cho biết: “Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia cùng với Nghị định số 100/2019/NĐ-CP đã có hiệu lực được 1 tuần. Thông tin các lái xe sử dụng rượu, bia có thể bị tước bằng lại 2 năm và bị xử phạt lên đến 40 triệu đồng đã xuất hiện khá nhiều trên báo chí và mạng xã hội.

Có thể thấy, những năm gần đây, tỉ lệ các vụ tai nạn từ việc lái xe uống rượu tăng rất cao, việc luật được áp dụng sẽ giảm đáng kể các tai nạn, đảm bảo an ninh trật tự xã hội và sức khỏe của con người.

Tuy nhiên, nhiều quy định trong luật, nghị định vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập và chưa phù hợp với thực tế. Trong đó có quy định về nồng độ cồn”.

Luật sư Hoàng Tùng phân tích: “Theo quy định thì nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/1 lít khí thở thì bị xử phạt.

Đối với người đi xe đạp và xe đạp điện mức phạt từ 80.000 đến 100.000 đồng; đối với người đi xe máy mức phạt từ 2 triệu đến 3 triệu đồng; và đối với ô tô mức phạt cao nhất lên tới 6 triệu đến 8 triệu đồng.

Tuy nhiên, trên thực tế, ngoài rượu bia thì một số loại trái cây cũng khiến nồng độ cồn trong hơi thở vượt mức so với bình thường như vải, sầu riêng, nho, xoài, dứa,….

Như vậy, việc người điều khiển phương tiện giao thông ăn hoa quả, trái cây cũng có thể bị xử phạt do vượt mức nồng độ cồn liệu có hợp lý không?

Việc quy định xử phạt người điều khiển phương tiện cá nhân có nồng độ cồn trong hơi thở do ăn trái cây sẽ dẫn đến bất cập trong việc xử phạt.

Do vậy, khi tham gia giao thông, các lái xe nên hạn chế ăn các loại hoa quả này, hoặc sau khi ăn xong nên súc miệng kĩ, ngồi nghỉ một thời gian để lượng cồn bay hết trước khi lưu thông trên đường".

Bên cạnh đó, luật sư Hoàng Tùng cũng gửi lời khuyên tới những người lái xe: Cần nâng cao ý thức chấp hành các quy định giao thông để không vi phạm và tránh bị xử phạt không mong muốn.

Xem thêm: ofni.270823tsop-gnud-ohc-oan-eht-ueih-noc-od-gnon-tahp-ux-ib-yac-iart-na-iagn-ol/nv.tenmanteiv.tenofni

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lo ngại 'ăn trái cây bị xử phạt nồng độ cồn', hiểu thế nào cho đúng?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools