Diễn viên Mạnh Trường - ông bố ba con - vào vai soái ca trong phim.
Mạnh Trường tiếp tục là soái ca "vạn người mê"
Đừng nói khi yêu kể về tình bạn bền vững giữa hai người bạn khác giới Ly và Tú. Họ lớn lên cùng nhau, học chung mẫu giáo, trung học. Gia đình hai bên cũng là bạn bè thân thiết. Rồi đến một ngày, những nửa kia của mỗi người xuất hiện.
Mối quan hệ "trên tình bạn, dưới tình yêu" của Ly và Tú bước vào chặng đường mới đầy thử thách...
Vai Ly do diễn viên Thùy Anh đảm nhận. Còn Đình Tú vào vai Tú - bạn thân của Ly. Riêng Mạnh Trường vào vai doanh nhân thành đạt tên Quy. Một hình mẫu "soái ca" vạn người mê. Chỉ mới lần đầu gặp Ly, Quy đã xao xuyến...
Tập 1 của phim chưa có sự xuất hiện của Mạnh Trường, nhưng sau khi xem trailer phim và trích đoạn tập 2, không ít khán giả khá e ngại về vai diễn của Mạnh Trường.
Một số ý kiến được viết trên YouTube giới thiệu phim: "Mạnh Trường nhiều tuổi rồi, không còn phù hợp với dạng vai như thế này nữa", "Nhiều diễn viên trẻ, ngoại hình đẹp diễn xuất ổn mà không được đóng. Mạnh Trường đã gần 40 rồi, là ông bố ba con đóng vai này thấy cứ sai sai, dù bạn ấy còn trẻ hơn tuổi và đẹp trai"…
Ngoài ra, trong phim Cả một đời ân oán phát sóng năm 2018, Thùy Anh vào vai con gái "giả" của Mạnh Trường. Họ xưng bố - con trong phim. Còn Đình Tú và Thùy Anh là cậu - cháu.
Thiếu hụt dàn diễn viên trẻ kế thừa?
Dù vẫn còn khá sớm để nhận xét Mạnh Trường - sinh năm 1985 - có hợp vai hay không, nhưng với khán giả cho rằng anh có vẻ như hơi già so với nhân vật cũng là điều dễ hiểu.
Một lý do khác, họ đã quá ngán với hình ảnh "soái ca" của Mạnh Trường bởi phần lớn các bộ phim trước đó Mạnh Trường cũng vào vai soái ca. Mới nhất là vai soái ca Hoàng Long trong Hương vị tình thân.
Trong chương trình gặp gỡ diễn viên truyền hình phát sóng Tết 2023, Mạnh Trường cũng vui vẻ nói rằng hình tượng mới này chẳng liên quan đến một ông bố ở ngoài đời như anh. Và đáng lẽ anh phải vào vai có gia đình như một số diễn viên khác…
Việc lựa chọn Mạnh Trường vào dạng vai "soái ca" dường như là sự lựa chọn an toàn của nhà sản xuất. Nhưng ở một khía cạnh khác, vai diễn của Mạnh Trường là một ví dụ mới nhất cho thấy phim trên màn ảnh nhỏ trong thời gian qua thiếu sự đột phá, ít nhất về mặt diễn viên, khiến khán giả cảm thấy nhàm chán, vì quanh đi quẩn lại chỉ có mấy diễn viên đóng mãi một kiểu nhân vật quen thuộc.
Câu hỏi đặt ra là mỗi năm các trường sân khấu điện ảnh và các trung tâm đào tạo diễn xuất đều cho ra lò diễn viên mới, nhưng vì sao vẫn hiếm hoi xuất hiện gương mặt mới trong các phim.
Do diễn viên mới chưa đủ tài năng hay do nhà sản xuất ngại tìm nhân tố mới vì sự an toàn?
Trần Anh Hùng trò chuyện với Tuổi Trẻ Xuân, một cuộc trò chuyện dài với những rung cảm mỗi khi đạo diễn xa xứ này nhắc đến hai tiếng Việt Nam.
Xem thêm: mth.45405526113103202-yav-iaoh-ert-ac-iaos-iav-gnod-uc-oas-iout-73-gnourt-hnam/nv.ertiout