vĐồng tin tức tài chính 365

Trước ngày xét xử vụ Gateway: Luật sư của nhà trường lên tiếng

2020-01-13 20:35

Trước ngày TAND quận Cầu Giấy (Hà Nội) xét xử công khai vụ việc bé trai tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón tại trường Tiểu học quốc tế Gateway, Luật sư nhà trường đã hé lộ với PV Infonet một số thông tin đáng chú ý.

Hé lộ nội dung hợp đồng đưa đón học sinh

Theo đó, Bà Nguyễn Thị Đinh Hương – Luật sư đại diện quyền và lợi ích hợp pháp cho Trường Tiểu học quốc tế Gateway – cho biết, kể từ khi xảy ra sự việc đau lòng, nhà trường đã thường xuyên thăm hỏi gia đình cháu L.H.L để chia sẻ mất mát với gia đình. Phía gia đình cháu L.H.L cũng đã làm đơn đề nghị Tòa án ghi nhận điều này.

“Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã chia sẻ và thay mặt cô Thủy (bị cáo Nguyễn Thị Thủy, giáo viên chủ nhiệm lớp 1 Tokyo, Trường Tiểu học quốc tế Gateway-PV) bồi thường khắc phục hậu quả và gia đình bị hại đã có đơn xác nhận”, Luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương cho hay.

Để thực hiện đưa đón học sinh, nhà trường ký Hợp đồng số 2018/HĐTX-EDUFIT với Công ty Ngân Hà thuê dịch vụ bao gồm xe, lái xe và cô monitor (nhân viên đưa đón học sinh). Trong đó có quy định cụ thể Công ty Ngân Hà, lái xe, và cô monitor phải “chịu trách nhiệm hoàn toàn” về an toàn của trẻ trước khi vào trường.

Nội dung Hợp đồng quy định: “Nhân viên đưa đón học sinh (monitor) của Bên B (Công ty Ngân Hà - PV) có trách nhiệm tuân thủ theo quy định làm việc của Bên A (Gateway – PV) đưa ra, trường hợp monitor quên không đón/trả học sinh hoặc quên không kiểm tra lại số lượng học sinh xuống xe dẫn đến tình trạng để quên trẻ trên xe dưới 10 phút sẽ bị phạt 1.000.000đ/lần, trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành”.

Ngoài ra Hợp đồng còn 01 phụ lục quy định riêng về công việc phải làm của cô monitor từ khi đón trẻ, xử lý tình huống an toàn cho trẻ đến khi trả trẻ, quy chế làm việc chung với monitor.

“Sở dĩ nhà trường có ký Hợp đồng với Công ty Ngân Hà là do Công ty Ngân Hà có hồ sơ giới thiệu công ty đầy đủ, có danh sách các đơn vị cung cấp thể hiện kinh nghiệm, mặt khác nhà trường có tham khảo được biết Công ty Ngân Hà đang cung cấp dịch vụ tương tự cho các trường trong cùng địa bàn Hà Nội”, Luật sư của Gateway cho biết.

Trường Tiểu học quốc tế Gateway do CTCP Giáo dục Edufit làm chủ đầu tư, bà Trần Thị Hồng Hạnh là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Kể từ khi thành lập, Edufit và Gateway đã xây dựng, ban hành các văn bản vận hành trường như quy định và mô tả công việc hoạt động của nhân viên, giáo viên và các bộ phận của nhà trường.

Sau khi xây dựng ban hành các văn bản nêu trên, nhà trường tổ chức đào tạo hướng dẫn thực hiện quy trình và văn bản, đồng thời gửi email đến nhân viên, giáo viên để thực hiện đầy đủ.

Tóm tắt nội dung vụ việc:

Sáng 6/8/2019, ông Doãn Quý Phiến (lái xe của Công ty Ngân Hà) điều khiển ô tô BKS 29B-069.56 từ bãi xe của ký túc xá Học viện Báo chí và Tuyên truyền đến đón bà Nguyễn Bích Quy (SN 1964, nhân viên monitor của công ty Ngân Hà) để đi đón học sinh đến trường Gateway.

Xe ông Phiến đón 13 học sinh ở các điểm khác nhau, trong đó có cháu L.H.L tại điểm đón ở tòa nhà Trung Yên Plaza vào khoảng 6h55 sáng. Đến khoảng 7h22’, ông Phiến chở các cháu đến cổng trường và dừng xe ở đây, các cháu lần lượt xuống xe.

Bà Quy đóng cửa xe, ông Phiến điều khiển ô tô về bãi gửi xe của KTX Học viện Báo chí và Tuyên truyền rồi gửi xe ở đó.

Theo camera an ninh của trường, lúc 7h22 bà Quy xuống xe bế một cháu và cùng các cháu khác vào trường (camera ghi nhận không có cháu L vào trường). Bà Quy đến phòng vận hành ký vào sổ tay xe BUS (Cuốn sổ này có nhiều cột, mục trong đó có cột học sinh nghỉ học, tình trạng học sinh….) Tại cột học sinh nghỉ học bà Quy không ghi gì (Hôm 5/8/2019 cũng tại cột này bà Quy ghi tên 3 cháu nghỉ).

Nhà trường có 01 nhân viên giám sát xe Bus (Nguyễn Thanh Hảo) làm việc tại phòng vận hành quản lý 27 xe Bus. Nhân viên này kiểm tra các ghi chép của monitor của 27 xe trong sổ nhật ký, nếu có vấn đề gì phát sinh sẽ làm việc với nhân viên quản lý các monitor để xử lý (Công ty Ngân Hà có 01 người giám sát 10 xe bus của công ty này làm việc tại sảnh của trường vào các giờ đón, đưa học sinh tên là The).

Hôm 06/08/2019 xe số 19 (xe chở cháu L) bà Quy ghi nhận trong sổ là không có bất thường, không có học sinh vắng.

Sau khi các con vào lớp, giờ đầu tiên của ngày (7h55h-8h10) theo quy định tại Sổ tay giáo viên nhân viên thì giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm điểm danh, trường hợp học sinh nghỉ phải liên lạc với phụ huynh. Ngày hôm đó giáo viên Nguyễn Thị Thủy (Giáo viên chủ nhiệm của cháu L) điểm danh nhưng cập nhật muộn.

Lúc 10h cùng ngày, nhân viên tên Trang làm việc tại bộ phận giáo vụ không thấy dữ liệu điểm danh của lớp 1 Tokyo trên phần mềm Sycamo nên đã gặp và nhắc giáo viên Thủy điểm danh.

Nguyễn Thị Thủy có nhờ cô Trang hướng dẫn điểm danh trên phần mềm Sycamor. Sau đó hệ thống Sycamor ghi nhận học sinh L.H.L vắng mặt “có phép”.

Ngày 7/8/2019 Thủy nhờ cô Trang sửa trên hệ thống thành L.H.L “vắng mặt không phép”. Bị cáo Thủy đã không liên lạc với phụ huynh cháu L.H.L cũng không nhờ ai liên lạc.

Đến 15h30 ngày 06/08/2019, ông Phiến đến bãi xe lấy xe, lái xe đến cổng trường Gateway để đón học sinh. Bà Quy không thấy cháu L. nên nhờ các cô đi tìm cháu, còn mình đưa 12 cháu lên xe.

Khi mở cửa xe, bà Quy phát hiện cháu L.H.L nằm ngửa dưới sàn phía sau ghế lái, ngay gần lối lên xuống nên hô hoán mọi người bế cháu vào phòng y tế của trường cấp cứu, sau đó đưa đi Bệnh viện E. Hậu quả cháu L.H.L đã tử vong.

Xem thêm: ofni.641923tsop-gneit-nel-gnourt-ahn-auc-us-taul-yawetag-uv-ux-tex-yagn-court/nv.tenmanteiv.tenofni

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trước ngày xét xử vụ Gateway: Luật sư của nhà trường lên tiếng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools