vĐồng tin tức tài chính 365

Cách sa thải gây phẫn nộ của Amazon: Vẫn trả lương nhưng âm thầm cắt mọi quyền hạn, nhân viên chán nản tự nộp đơn nghỉ v

2024-01-02 11:52

Ngày 1/9/2023, vị trí lập trình viên cấp cao của Justin Garrison và các thành viên trong nhóm tại Amazon Web Services (AWS) bị xóa sổ. Đáng nói ở đây là anh chàng vẫn được nhận lương dù không còn đảm nhận bất kỳ vai trò nào.

Theo Business Insider, đây là một trong những nhân viên mắc kẹt trong thế ‘tiến thoái lưỡng nan’, ở không được, đi không xong. Suốt 4 tháng qua, quản lý không chấm dứt hợp đồng hay bố trí nhiệm vụ mới cho Garrison. Họ chỉ bảo anh tự tìm cho mình một vị trí, công việc khác.

Garrison cho rằng đây là xu thế mới đáng lo ngại tại Amazon sau đợt sa thải hơn 27.000 nhân viên. Thay vì tiếp tục cắt giảm khiến cổ đông quan ngại, Amazon được cho là đang cố gắng gây khó dễ để nhân viên tự nộp đơn xin việc. Đây được gọi là hình thức “sa thải thầm lặng”, trong đó doanh nghiệp tước bỏ toàn bộ lợi ích trong công việc, đồng thời ngừng hỗ trợ một số thứ cho nhân viên.

Từ giữa năm 2023, tình trạng này đã sớm bắt đầu sau khi CEO Amazon Andy Jassy công bố kế hoạch RTO (Quay trở lại văn phòng). Nhóm của Garrison và nhiều bộ phận khác được trấn an rằng họ sẽ không chịu ảnh hưởng.

“Họ nhiều lần nói rằng quyết định trên sẽ không ảnh hưởng đến chúng tôi. Tuy nhiên, từ mùa hè 2023, mọi thứ bắt đầu thay đổi”, anh kể lại.

Amazon không áp dụng hình thức RTO thông thường, thay vào đó yêu cầu nhân viên có mặt tại nơi làm việc chính của bộ phận mình. Garrison có thể làm tại Seattle, San Francisco, Austin ở Mỹ và Vancouver tại Canada.

Ngày 30/8/2023, nhóm của Garrison được thông báo miễn đến văn phòng trong 1 năm, song 2 ngày sau đã nhận chỉ thị giải thể. Garrison khi đó còn một dự án kéo dài khoảng một tháng rưỡi tại AWS.

“Một lãnh đạo nói tôi có thể tìm công việc khác sau khi hoàn tất nhiệm vụ. Điều đó có nghĩa tôi phải tự tìm việc mới còn họ không phải chịu trách nhiệm gì. Họ tỏ ra không thành thật và thiếu minh bạch”, anh nói.

Sau khi hoàn tất công việc vào giữa tháng 10/2023, Garrison yêu cầu lãnh đạo, trong đó có Phó chủ tịch AWS Barry Cooks, duyệt khoản bồi thường hợp đồng. Với tư cách là nhân viên cấp cao, anh tin mình có thể nhận về khoản này.

Trong 2 tháng rưỡi tiếp theo, Garrison nhiều lần liên hệ Cooks để cập nhật về tình hình bồi thường chấm dứt hợp đồng. Anh cũng giúp các đồng nghiệp tìm việc mới, song không tham gia bất kỳ cuộc họp nào trong suốt nhiều tháng.

“Đây là kỳ nghỉ tuyệt vời nhưng tôi cũng không biết bao giờ nó kết thúc”, Garrison nói và cho biết phía lãnh đạo vẫn chưa phản hồi gì về quyết định bồi thường.

Chia sẻ với BI, Garrison cho rằng “sa thải thầm lặng” chỉ là một trong những chiến thuật nhằm quản lý số lượng nhân sự tại Amazon. Trong bài viết trên mạng xã hội hồi tháng 12/2023, cựu nhân viên AWS Merritt Baer cho biết “số lượng đơn xin nghỉ việc tại Amazon tuần qua đã đạt mức báo động”.

Cách sa thải gây phẫn nộ của Amazon: Vẫn trả lương nhưng âm thầm cắt mọi quyền hạn, nhân viên chán nản tự nộp đơn nghỉ việc - Ảnh 1.

Amazon đang sa thải âm thầm

Garrison lên tiếng để nói thay lòng các nhân viên cấp dưới - những người cũng đang mắc kẹt trong tình trạng đi không được, ở không xong. “Thị trường việc làm hiện nay khiến họ có rất ít quan hệ. Tôi đã ở trong ngành công nghệ suốt 20 năm và chắc sẽ ổn thôi”, anh nói.

Được biết cuối năm 2022, Amazon thông báo kế hoạch sa thải nhân sự hoạt động trong mảng công nghệ và quản trị doanh nghiệp. Quyết định này được cho là đã ảnh hưởng đến hơn 18.000 nhân viên - con số lớn nhất từng được ghi nhận trong cơn sóng cắt giảm nhân sự tại Thung lũng Silicon.

“Nói lời tạm biệt chưa bao giờ là điều dễ dàng. Đây không phải quyết định chóng vánh mà là kết quả của quá trình cân nhắc và vạch ra lộ trình rõ ràng cho tương lai”, Christoph Hartmann, phó chủ tịch Amazon Games, chia sẻ.

Sau khi tin tức về quy mô sa thải của Amazon được công bố, Giám đốc điều hành Andy Jassy đã đề cập đến việc cắt giảm trong một bài đăng trên trang cá nhân:

“Amazon đã vượt qua nhiều thời kỳ kinh tế khó khăn và không chắc chắn trong quá khứ. Giờ đây chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy”, ông Andy Jassy nói.

Theo Layoffs.fyi, 18.000 là con số cao nhất từng được ghi nhận về số lượng nhân viên công nghệ bị sa thải trong một tổ chức. Ngành công nghiệp vốn được biết đến với xu hướng đốt tiền vào những dự án tham vọng nay điêu đứng trước “cơn gió ngược” của nền kinh tế.

“Những động lực thúc đẩy sự phát triển 'trăm năm có một' của họ giờ đã biến mất. Tôi nghĩ rằng sự suy giảm đối với phần còn lại của nền kinh tế sẽ khá hạn chế”, Julia Pollack, nhà kinh tế trưởng tại ZipRecruiter, cho biết.

Tuy nhiên, sa thải diện rộng đồng nghĩa với việc Amazon phải bỏ ra một khoản ‘kha khá’ để bồi thường hợp đồng. Công ty do đó bắt đầu nghĩ ra cách thức mới, “sa thải âm thầm” để nhân viên tự chủ động rời bỏ Amazon.

“Hiện tại tôi vô cùng lo lắng và năng suất của tôi có thể sẽ bằng 0. Tôi rất thất vọng với ban lãnh đạo nên không biết bắt đầu từ đâu”, một người chia sẻ về kế hoạch sa thải của Amazon.

Thay vì đuổi việc một cách công khai, nhiều công ty cũng đang thay đổi hình thức sa thải bằng cách giảm tính hấp dẫn trong công việc, từ đó khiến người lao động tự lựa chọn rời đi. Ben Wigert, giám đốc nghiên cứu chiến lược quản lý văn phòng tại công ty tư vấn quản lý Gallup, cho biết: “Sa thải âm thầm là khi cấp trên của bạn trở nên hờ hững, không có kỳ vọng rõ ràng, không hỗ trợ hay phản ứng cụ thể trong công việc”.

Theo: BI, WSJ

Xem thêm: nhc.600439001201042881-ceiv-ihgn-nod-pon-ut-nan-nahc-neiv-nahn-nah-neyuq-iom-tac-maht-ma-gnuhn-gnoul-art-nav-nozama-auc-on-nahp-yag-iaht-as-hcac/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cách sa thải gây phẫn nộ của Amazon: Vẫn trả lương nhưng âm thầm cắt mọi quyền hạn, nhân viên chán nản tự nộp đơn nghỉ v”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools