Theo nghiên cứu "Phụ nữ tại nơi làm việc thường niên" lần thứ 9 đánh giá toàn diện tình trạng phụ nữ trong các công ty ở Mỹ và Canada, nữ giới cho biết mức độ tham vọng trong sự nghiệp của họ cao hơn so với trước đại dịch.
81% phụ nữ nói muốn được thăng chức lên cấp cao hơn (năm 2019 chỉ có 70%). 96% trong hơn 27.000 người được khảo sát cho biết sự nghiệp rất quan trọng với họ.
Con số không đổi ngay cả ở những người đang tìm cách ưu tiên cho cuộc sống cá nhân.
Tỉ lệ rất cao ở cả nam và nữ đang tìm cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống dù luôn xem sự nghiệp rất quan trọng.
Alexis Krivkovich - đối tác cấp cao tại McKinsey - nhận định công việc linh hoạt đang giúp giải phóng tham vọng của người lao động. Dữ liệu mới cho thấy nam giới được hưởng lợi nhiều hơn phụ nữ khi làm việc trực tiếp.
Họ có mối liên hệ với công việc cũng như cảm giác được biết rõ khi đến văn phòng.
Trong khi đó phụ nữ, nhất là những người thuộc các cộng đồng bị gạt ra ngoài lề xã hội hoặc bị loại trừ trong lịch sử đang cảm thấy văn phòng là một "bãi mìn".
Gần 1/3 phụ nữ da đen và phụ nữ thuộc cộng đồng LGBTQIA cho biết năng lực của họ bị nghi ngờ tại nơi làm việc. 35% phụ nữ khuyết tật bị ngắt lời hoặc cướp lời nhiều hơn các đồng nghiệp. Gần 3/4 sau đó chọn cách "tự bảo vệ" như ít lên tiếng hơn, cảm thấy áp lực phải thay đổi ngoại hình hoặc hành vi để thích ứng.
Cứ 100 nam giới được thăng chức từ nhân viên lên quản lý thì chỉ có 87 phụ nữ và 73 phụ nữ da màu thăng chức. Phụ nữ da đen gặp bất lợi đặc biệt khi năm 2022 chỉ có 54 phụ nữ da đen được thăng chức so với 100 nam giới được thăng chức quản lý.
Krivkovich nhấn mạnh các công ty nên theo dõi dữ liệu tuyển dụng và thăng chức, đầu tư vào các chương trình đa dạng, bình đẳng và hòa nhập, thiết lập các tiêu chí loại bỏ sự thiên vị trong quá trình tuyển dụng và thăng chức.
Cứ 4 giờ chiều, một nhóm các phụ nữ trung niên mặc áo vest đỏ lại có mặt bên ngoài cổng một ngôi trường tiểu học ở khu dân cư Thanh Quyền, TP Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.