vĐồng tin tức tài chính 365

Cố chấp “cô lập” một ngành tỷ USD của Trung Quốc, Mỹ không ngờ đánh mất thứ quan trọng

2024-01-04 03:23

Mỹ cố ngăn sự phát triển ngành chip bán dẫn nhưng thứ đánh mất chính là vô tình đẩy các nhân tài người Trung Quốc trở về quê hương để phát triển lĩnh vực bán dẫn.

Kể từ những năm 1950, việc tiên phong về công nghệ sản xuất chip đã đóng một vai trò quan trọng giúp Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và tham vọng khẳng định vị thế cường quốc toàn cầu của Trung Quốc hiện đang thách thức vị trí số 1 của nước Mỹ.

Ông Liguo Zhang (43 tuổi) là thạc sĩ điện tử và đã có hơn 10 năm làm việc tại Siemens EDA, một công ty bán dẫn có văn phòng ở Thung lũng Silicon. Ông Zhang đã có sự nghiệp rất phát triển ở Mỹ khi được bổ nhiệm vào vị trí giám đốc sản phẩm vào năm 2022. Thế nhưng, sau khi nước Mỹ tiết hành siết chặt về quy định xuất khẩu, khiến những người Trung Quốc đang làm việc tại Mỹ như ông Zhang phải đối mặt với nhiều rủi ro.

Cố chấp “cô lập” một ngành tỷ USD của Trung Quốc, Mỹ không ngờ đánh mất thứ quan trọng - Ảnh 1.

Mỹ ban hành lệnh cấm nhằm hạn chế sự phát triển của Trung Quốc trong ngành bán dẫn. Ảnh: India Times

Theo đó, những lệnh cấm mới đã làm hạn chế cơ hội của những người Trung Quốc ở Siemens EDA, đồng thời làm giảm khả năng thăng tiến trong nghề nghiệp vì họ có thể không được tham gia vào những dự án quan trọng. Đặc biệt, quy định mới của Mỹ khiến các nhân tài công nghệ có thể phải đối mặt với các hình phạt như triệu tập, phạt tiền, thậm chí ngồi tù (tùy theo mức độ vi phạm) nếu họ giúp đỡ công ty Trung Quốc phát triển chip tiên tiến mà không có giấy phép.

Trước thực tế này, ông Liguo Zhang, cựu giám đốc của Siemens EDA và 3 đồng nghiệp gốc Trung Quốc, quyết định trở về quê hương và mở công ty riêng.

Trong khi đó, đáp lại các lệnh cấm vận của Mỹ, cuối năm 2022, Trung Quốc dự định tung gói hỗ trợ 1.000 tỷ NDT (khoảng 143 tỷ USD) trong 5 năm để kích thích phát triển ngành công nghệ chip nội địa nhằm cạnh tranh với Mỹ.

Sau khi trở về Trung Quốc, đến tháng 7/2022, ông Zhang đã thành lập công ty SEIDA để đáp lại lời kêu gọi của nước này về giấc mơ tự chủ trong ngành bán dẫn. SEIDA là công ty hoạt động trong lĩnh vực bán dẫn và tập trung vào những công cụ phần mềm chuyên dụng cao OPC. Đây là thuật ngữ chỉ việc hiệu chỉnh về khoảng cách quang học. Theo các chuyên gia, OPC giúp chip hiện đại có thể giải quyết được những yêu cầu phức tạp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán lượng tử, bay siêu thanh.

Trong bài thuyết trình để gọi vốn, SEIDA đã mô tả OPC là công nghệ không thể thiếu trong việc sản xuất ra các loại chip tiên tiến. Đại diện SEIDA nhấn mạnh, phiên bản nội địa sẽ giúp quốc gia tỷ dân vượt qua những cấm vận của nước ngoài, đồng thời hướng tới tự chủ về công nghệ và trở thành người dẫn đầu về OPC trên toàn cầu.

Sự xuất hiện của công ty khởi nghiệp SEIDA đã ngay lập tức thu hút sự chú ý từ phía các nhà đầu tư lớn tại Trung Quốc. Sau nhiều nỗ lực, đến tháng 6/2023, SEIDA đã nhận được một khoản tài trợ từ nhà sản xuất SMIC. Tuy nhiên, hai bên đã không tiết lộ về con số cụ thể của thương vụ này. Ngoài ra, tính đến nay, có thêm 4 công ty đầu tư mạo hiểm ở Trung Quốc mua cổ phần của SEIDA.

Ông Zhang chia sẻ: "Chúng tôi liên tục tiến hành theo dõi các quy định mới và hiện hành để đảm bảo hoạt động của công ty phù hợp với các tiêu chuẩn pháp lý hiện hành".

Kế hoạch "cô lập" phản tác dụng?

Cố chấp “cô lập” một ngành tỷ USD của Trung Quốc, Mỹ không ngờ đánh mất thứ quan trọng - Ảnh 2.

Bất chấp các lệnh cấm của Mỹ, ngành chip bán dẫn của Trung Quốc đang đạt được nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc. Ảnh: Technode

Trên thực tế, công ty SEIDA của ông Zhang chưa có bất kỳ vi phạm nào liên quan tới lệnh cấm của cả Mỹ và Trung Quốc. Kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc tại Siemens EDA, một trong những công ty bán dẫn hàng đầu, cho phép ông và các cộng sự của mình phát triển công nghệ mới mà không xảy ra vi phạm về sở hữu trí tuệ. Ngay cả Siemens EDA, công ty cũ của ông Zhang, cũng đánh giá đây là SEIDA là đối thủ cạnh tranh tiềm năng.

Theo đánh giá của các chuyên gia, sự phát triển của công ty khởi nghiệp như SEIDA chính là minh chứng cho thấy Mỹ khó có thể kìm hãm được sự phát triển ngành bán dẫn Trung Quốc bằng các lệnh cấm vận. Sự thật là Mỹ càng cố gắng ngăn chặn sự phát triển của ngành này ở Trung Quốc thì quốc gia tỷ dân lại tăng cường các chính sách để thu hút nhân tài quay trở về.

Ông James Andrew Lewis, Giám đốc chương trình công nghệ chiến lược tại CSIS của Mỹ, cho biết: "Bạn không thể kiểm soát tất cả những gì trong não mọi người bằng bất kỳ lệnh cấm nào".

Theo đó, dù các công ty chip hàng đầu thế giới buộc phải tuân thủ các quy định của Mỹ nhưng họ vẫn đang tìm cách để có thể phục vụ thị trường ở Trung Quốc. Ngoài ra, bất chấp các lệnh cấm của Mỹ, Trung Quốc đang đạt được nhiều tiến bộ đáng kính ngạc trong ngành bán dẫn. Tháng 8/2023, Huawei trình làng mẫu điện thoại 5G với loại chip 7nm phức tạp do chính họ thiết kế và SMIC sản xuất.

Rõ ràng những nỗ lực nhằm kìm chân Trung Quốc khỏi những tiến bộ trong ngành chip có thể bị phản tác dụng. Thậm chí, điều này còn vô tình đẩy nhanh quá trình tự chủ công nghệ của Trung Quốc.

Bài viết tham khảo nguồn: Reuters, Interesting Engineering

Xem thêm: nhc.198532561301042881-gnort-nauq-uht-tam-hnad-ogn-gnohk-ym-couq-gnurt-auc-dsu-yt-hnagn-tom-pal-oc-pahc-oc/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cố chấp “cô lập” một ngành tỷ USD của Trung Quốc, Mỹ không ngờ đánh mất thứ quan trọng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools