vĐồng tin tức tài chính 365

Bí mật những cuộc chiến đẫm máu - Kỳ 5: Biệt kích Israel đối mặt chiến binh Hamas trong hầm tối

2024-01-04 11:16
Binh sĩ Israel thao tác robot hoạt động dưới lòng đất EOD - Ảnh: Reddit

Binh sĩ Israel thao tác robot hoạt động dưới lòng đất EOD - Ảnh: Reddit

Do đó trong chiến dịch quân sự ở Dải Gaza hiện nay, Israel đã phải nhờ cậy nhiều vào lực lượng tác chiến đặc biệt Yahalom.

Đội biệt kích Samur và đơn vị Yahalom

Đơn vị công binh tác chiến đặc biệt Yahalom thuộc binh đoàn công binh chiến đấu Israel được thành lập vào năm 1995, hiện nay do một đại tá chỉ huy. Không rõ quân số đơn vị bao nhiêu vì đây là bí mật quốc gia.

Yahalom (nghĩa là "Kim cương" theo tiếng Do Thái) đảm trách tám nhiệm vụ kỹ thuật đặc biệt gồm phá hoại, phá dỡ và đánh sập nhà, phá hoại cơ sở hạ tầng địch, xử lý chất nổ, chuẩn bị thiết bị nổ và bom, vô hiệu hóa thiết bị nổ của địch, phá dỡ các bãi mìn phức tạp, định vị và phá hủy đường hầm khủng bố.

Bài học kinh nghiệm xương máu với đơn vị Yahalom là chiến dịch "Vành đai bảo vệ" được quân đội Israel tiến hành từ ngày 8-7-2014. Chiến dịch kéo dài trong 50 ngày nhằm mục tiêu dọn sạch cơ sở hạ tầng đường hầm Hamas ở ngoại ô Gaza, lập bản đồ từng đường hầm và đặt chất nổ phá hủy.

Lúc bấy giờ, nhiều binh sĩ Israel phải chịu thương vong do không chuẩn bị đối phó. Khi vào đường hầm, họ cảm thấy mất khái niệm thời gian, ngạt thở và có cảm giác như đang ở dưới nước.

Họ mất phương hướng và cảm thấy như rơi vào không gian siêu thực khi các tay súng Hamas xuất hiện bất ngờ tấn công từ trong bóng tối. Một binh sĩ kể lại: "Giống như tôi đang đánh nhau với ma vậy. Bạn không thể nhìn thấy họ".

Các binh sĩ Israel còn phải đối mặt với nhiều thách thức công nghệ. Họ nhận ra dưới đường hầm kính nhìn đêm không thể hoạt động vì phụ thuộc vào ánh sáng xung quanh và không có sóng điện thoại.

Họ còn phải mang theo nguồn dự trữ oxy cồng kềnh, máy thở, mặt nạ phòng độc và hệ thống liên lạc nội bộ. Ngược lại, các tay súng Hamas nắm rõ đường đi nước bước từng đường hầm nên sẵn sàng phục kích. Rốt cuộc đã có 66 binh sĩ Israel thiệt mạng.

Sau chiến dịch "Vành đai bảo vệ" đẫm máu, quân đội Israel quyết định tăng gấp đôi quân số và năng lực cho đơn vị Yahalom.

Kế đến, đơn vị Yahalom đã trải qua chinh chiến trong chiến dịch "Lá chắn phương Bắc" kéo dài từ ngày 4-12-2018 đến 13-1-2019 nhằm phá hủy đường hầm của Hezbollah ở miền nam Lebanon.

Trên trang web RealClear Defense, TS Brian Glyn Williams - giáo sư lịch sử Hồi giáo tại Đại học Massachusetts Dartmouth (Mỹ) - nhận xét con át chủ bài trong đơn vị Yahalom chính là đội biệt kích Samur.

Đội được thành lập năm 2004 chuyên làm nhiệm vụ xác định vị trí và phá hủy đường hầm. Samur nghĩa là "Con chồn", đồng thời là tên viết tắt của hai chữ slikim ("ẩn náu") và minharot (hang động hay đường hầm).

Các binh sĩ đội "chồn" Samur được huấn luyện và được trang bị đặc biệt để hoạt động trong môi trường dưới lòng đất tối tăm, chật hẹp và nguy hiểm.

Trong quá trình tác chiến dưới đường hầm, họ còn phải chiến đấu về tâm lý như đương đầu với căng thẳng, sợ hãi và bất ổn trên lãnh địa kẻ thù vì có thể bị phục kích hay rơi vào mìn bẫy bất cứ lúc nào.

Họ cũng phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan về đạo đức khi gây thiệt hại ngoài ý muốn cho dân thường hoặc phải phá hủy cơ sở hạ tầng liên quan đến đường hầm.

Do đó, họ đã được huấn luyện nghiêm ngặt về xử lý chất nổ, kỹ thuật chiến đấu và chống khủng bố.

Các tay súng trong đường hầm Hamas hồi tháng 3-2023 - Ảnh: Getty Images

Các tay súng trong đường hầm Hamas hồi tháng 3-2023 - Ảnh: Getty Images

Đơn vị Yahalom chuẩn bị vào đường hầm Hamas ở Dải Gaza tháng 11-2023 - Ảnh: IDF

Đơn vị Yahalom chuẩn bị vào đường hầm Hamas ở Dải Gaza tháng 11-2023 - Ảnh: IDF

Huấn luyện chiến đấu dưới lòng đất

Đơn vị Yahalom phân biệt có năm loại đường hầm gồm đường hầm tấn công xuyên biên giới, đường hầm điều hành, đường hầm buôn lậu, đường hầm vừa tấn công vừa phòng thủ và bom đường hầm.

Hiện nay đơn vị Yahalom gồm năm đội: đội biệt kích Samur chuyên truy tìm, dọn dẹp, phá hủy đường hầm và kho vũ khí; đội đặc công Yael chuyên phá hoại tầm xa, chống khủng bố và kỹ thuật hàng hải; đội Sayfan chuyên chiến tranh sinh học và hóa học; đội xử lý bom mìn và đầu đạn tên lửa; đội chuyên hoạt động xâm nhập.

Đơn vị Yahalom tuyển quân rất gắt gao. Sau vòng kiểm tra y tế và thử thách trong bốn ngày, các tân binh tham gia chương trình huấn luyện gian khổ kéo dài 16 tháng về chất nổ, công binh chiến đấu, chống khủng bố, võ cận chiến Krav Maga, nhảy dù..., sau đó được phân công một trong năm hoạt động nêu trên, trong đó hoạt động dưới lòng đất là ưu tiên hàng đầu. Họ luyện tập trong đường ống để làm quen với không gian hẹp và kín.

Giai đoạn huấn luyện nâng cao được tiến hành tại căn cứ huấn luyện bí mật được xây dựng dưới lòng đất.

Trong căn cứ có thiết kế mô hình mạng lưới đường hầm Hamas với kinh phí 320 triệu USD do Bộ Quốc phòng Israel đầu tư theo chương trình hợp tác Mỹ - Israel nhằm "phát hiện, lập bản đồ và vô hiệu hóa đường hầm".

Địa điểm thực hành chiến tranh dưới lòng đất là thành phố Baladia, một thành phố mô phỏng của Palestine trong căn cứ quân sự tại sa mạc Negev.

Nguyên chuẩn tướng Ilan Sabag từng chỉ huy đơn vị Yahalom kể lại trên trang Israel Defense (Israel): "Ban đầu các học viên phải tự leo xuống và đi vào đường hầm với máy thở. Trong thời gian huấn luyện, họ phải học cách thích nghi nhanh chóng với môi trường ngột ngạt để không bị mất kiểm soát. Khi di chuyển trong đường hầm, họ phải tỉnh táo, có khả năng hoạt động độc lập và biết phát hiện những chi tiết nhỏ trong đường hầm tối".

Chuyên gia về chiến tranh đô thị John Spencer ở Viện Chiến tranh hiện đại thuộc Học viện Quân sự West Point đánh giá: "Đơn vị Yahalom là một trong những đơn vị lớn nhất thế giới về huấn luyện, trang bị, thử nghiệm và phát triển nhiều cách thức mới đối phó với chiến tranh dưới lòng đất".

Hiện nay, Yahalom đang sử dụng nhiều phương pháp mới và công cụ hiện đại. Các binh sĩ xuống đường hầm ngoài chất nổ, dụng cụ đột nhập và bộ dụng cụ y tế, họ còn được trang bị kính nhìn đêm tối tân, camera nhiệt và súng giảm thanh.

Họ có thể sử dụng các loại robot thăm dò đường hầm như robot EOD bánh xích trang bị camera thường dùng để phá bom, hệ thống cảm biến mới có chức năng phát hiện mìn bẫy và chất nổ trong đường hầm.

Ngoài ra, họ còn chuẩn bị máy dò trọng lực và radar xuyên mặt đất để lập bản đồ hệ thống đường hầm cũng như khoan tại các điểm kết nối rồi đột kích bằng binh lính, chất nổ, xông khói. Hỗ trợ cho các thiết bị công nghệ cao còn có đơn vị chó Oketz chuyên đánh hơi đường hầm và chất nổ.

Công ty Roboteam (Israel) đã phát triển robot điều khiển từ xa được gọi là "robot ném" có thể leo xuống đường hầm ghi nhận và chuyển hình ảnh cho người điều khiển, sử dụng cảm biến chuyên dụng để phát hiện vật thể và con người, đồng thời kích nổ mìn bẫy bằng cánh tay cơ khí.

----------------------

Cuộc chiến chống ma túy ở biên giới Mỹ - Mexico như mèo vờn chuột. Các băng nhóm Mexico vẫn đào đường hầm chuyển hàng và sẵn sàng chơi chiến tranh điện tử với các cơ quan tuần tra biên giới.

Kỳ tới: Trò "mèo vờn chuột" vùng biên Mỹ-Mexico

Bí mật những cuộc chiến đẫm máu từ lòng đất - Kỳ 4: Bom đường hầm khủng khiếp ở Syria và IraqBí mật những cuộc chiến đẫm máu từ lòng đất - Kỳ 4: Bom đường hầm khủng khiếp ở Syria và Iraq

Bom đường hầm hay còn gọi là thiết bị nổ tự chế đặt trong đường hầm (TBIED) được mô tả như sau: đào một đường hầm đủ dài để tiếp cận mục tiêu, sau đó đặt nhiều chất nổ và kích nổ nhằm thổi bay mục tiêu từ bên dưới.

Xem thêm: mth.4275720140104202-iot-mah-gnort-samah-hnib-neihc-tam-iod-learsi-hcik-teib-5-yk-uam-mad-neihc-couc-gnuhn-tam-ib/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bí mật những cuộc chiến đẫm máu - Kỳ 5: Biệt kích Israel đối mặt chiến binh Hamas trong hầm tối”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools