vĐồng tin tức tài chính 365

Bê bối nghiêm trọng ở Harvard

2024-01-04 11:16
Chủ tịch ĐH Harvard, bà Claudine Gay, xem một đoạn video được phát trong phiên điều trần ở Quốc hội Mỹ vào ngày 5-12-2023 - Ảnh: REUTERS

Chủ tịch ĐH Harvard, bà Claudine Gay, xem một đoạn video được phát trong phiên điều trần ở Quốc hội Mỹ vào ngày 5-12-2023 - Ảnh: REUTERS

Ngày 2-1, bà Claudine Gay tuyên bố từ chức sau nhiều ngày bị chỉ trích vì cáo buộc đạo văn và phản ứng chưa đủ với phong trào bài Do Thái tại ĐH Harvard kể từ sau khi nổ ra xung đột Israel - Hamas vào ngày 7-10-2023. Ông Alan M. Garber, hiệu trưởng ĐH Harvard, giữ chức chủ tịch tạm quyền.

Những cáo buộc nghiêm trọng

Năm ngoái, tin tức về việc bổ nhiệm bà Gay - con gái một người nhập cư Haiti - làm chủ tịch ĐH Harvard được nhiều người coi là khoảnh khắc đột phá của ngôi trường lâu đời nhất và cũng giàu có nhất nước Mỹ này. 

Tiến sĩ Gay (53 tuổi) là chủ tịch da màu đầu tiên của ĐH Harvard và là người phụ nữ thứ hai giữ cương vị đó kể từ khi trường thành lập năm 1636. Chẳng ngờ bà chỉ tại nhiệm được sáu tháng thì đã phải rời vị trí. Nhiệm kỳ của bà Gay là nhiệm kỳ chủ tịch ngắn nhất trong lịch sử hơn 380 năm của ĐH Harvard.

Những chỉ trích nhắm vào bà Gay tăng dần sau khi xung đột Israel - Hamas nổ ra. Một trong những người tiền nhiệm của bà - cựu chủ tịch ĐH Harvard Larry Summers - chỉ trích ngôi trường này vì đã không lên tiếng sau khi hơn 30 nhóm sinh viên đổ lỗi cho Israel về xung đột. Cùng lúc đó, rắc rối khác nổi lên khi xuất hiện thông tin cho rằng luận án tiến sĩ và một số nghiên cứu của bà Gay đã không trích dẫn chính xác nguồn tham khảo.

Những cáo buộc đạo văn mới nhất với bà Gay được tung ra đầu tuần này, công bố ẩn danh trên trang Washington Free Beacon. Chẳng hạn trong một bài viết vào năm 2001, bà Gay bị cáo buộc đã lấy nguyên văn gần một nửa trang tài liệu của học giả David Canon - giáo sư khoa học chính trị tại ĐH Wisconsin. Bà Gay cũng trở thành mục tiêu công kích của các cựu sinh viên Harvard quyền lực như tỉ phú William A. Ackman.

Trong thông báo từ chức, bà Gay nói sau khi tham khảo ý kiến của các thành viên Tập đoàn Harvard (quản lý ĐH Harvard), bà thấy "rõ ràng việc tôi từ chức là vì lợi ích tốt nhất cho Harvard, để cộng đồng của chúng ta có thể vượt qua thời điểm thử thách đặc biệt này với sự tập trung vào tổ chức hơn là bất cứ cá nhân nào". 

Tuy nhiên, bà vẫn bảo vệ thành quả nghiên cứu của mình và cho rằng bà là mục tiêu của các cuộc công kích cá nhân và phân biệt chủng tộc.

Học thuật hay chính trị?

Tiến sĩ Gay trở thành chủ tịch đại học thứ hai từ chức trong những tuần gần đây, sau khi bà cùng các chủ tịch ĐH Pennsylvania và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) điều trần trước Quốc hội Mỹ vào ngày 5-12-2023. Trong buổi đó, dường như họ đã lảng tránh câu hỏi liệu các sinh viên kêu gọi diệt chủng người Do Thái có nên bị trừng phạt hay không. 

Chủ tịch ĐH Pennsylvania, bà Liz Magill, đã từ chức bốn ngày sau phiên điều trần trên. Còn bà Sally Kornbluth, chủ tịch MIT, cũng đang đối mặt với các yêu cầu từ chức.

Những cáo buộc đạo văn nhắm vào bà Gay là một trong những cáo buộc nghiêm trọng nhất trong giới học thuật. Chủ tịch ĐH Stanford Marc Tessier-Lavigne đã tuyên bố từ chức hồi tháng 7 năm ngoái sau cuộc điều tra về sai phạm của ông trong nghiên cứu khoa học.

Tại ĐH Harvard, một số người bày tỏ thất vọng sâu sắc với cái gọi là "chiến dịch có động cơ chính trị" chống lại bà Gay và rộng hơn là giáo dục đại học. Hàng trăm giảng viên đã ký những bức thư công khai, yêu cầu ban quản lý ĐH Harvard chống lại áp lực sa thải bà Gay.

Ông Khalil Gibran Muhammad - giáo sư lịch sử, chủng tộc và chính sách công tại Trường Harvard Kennedy thuộc ĐH Harvard - bình luận: "Đây là một thời điểm khủng khiếp. Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ đã tuyên chiến với sự độc lập của các trường cao đẳng và đại học, giống như Thống đốc DeSantis đã làm ở bang Florida. Việc bà Gay từ chức sẽ chỉ khuyến khích họ làm như vậy".

Trong khi đó, dân biểu Cộng hòa Elise Stefanik (cũng là cựu sinh viên Harvard) tuyên bố Quốc hội Mỹ sẽ tiếp tục điều tra "để vạch trần sự thối nát trong các cơ sở giáo dục đại học có uy tín nhất của chúng ta" và bắt họ chịu trách nhiệm trước người dân Mỹ.

Đảng Cộng hòa nói sẽ có thêm các điều tra

Theo báo Politico, các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã hoan nghênh việc bà Gay từ chức vào ngày 2-1 sau nhiều tuần kêu gọi bà rời ghế chủ tịch ĐH Harvard. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson nói: "Chủ nghĩa bài Do Thái không có chỗ đứng trong khuôn viên trường học hoặc bất cứ nơi nào ở Mỹ".

Dân biểu Cộng hòa Virginia Foxx - lãnh đạo Ủy ban Giáo dục và lực lượng lao động của Hạ viện Mỹ, nơi đang điều tra về môi trường học tập cùng các vấn đề khác tại ĐH Harvard và các đại học khác - tuyên bố cuộc điều tra sẽ tiếp tục bất chấp việc bà Gay từ chức.

Đại học Harvard giàu hơn 120 nền kinh tế thế giới, nguồn thu của họ từ đâu?Đại học Harvard giàu hơn 120 nền kinh tế thế giới, nguồn thu của họ từ đâu?

Đại học Harvard không chỉ nằm trong số những tổ chức giáo dục đại học uy tín nhất của Mỹ, mà còn là trường giàu nhất.

Xem thêm: mth.72343252230104202-dravrah-o-gnort-meihgn-iob-eb/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bê bối nghiêm trọng ở Harvard”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools