vĐồng tin tức tài chính 365

Trường có quyền chọn sách giáo khoa: Quy định đúng đắn

2024-01-05 07:37
Người dân tìm mua sách giáo khoa chương trình mới tại Nhà sách FAHASA (quận Phú Nhuận, TP.HCM) - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Người dân tìm mua sách giáo khoa chương trình mới tại Nhà sách FAHASA (quận Phú Nhuận, TP.HCM) - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

4 năm, 3 lần thay đổi

Năm đầu tiên áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018, sách giáo khoa lớp 1 được lựa chọn theo quy định tại nghị quyết 88 để kịp đáp ứng cho năm học 2020 - 2021. Cụ thể, cơ sở giáo dục có thẩm quyền lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Nhưng việc này được thực hiện duy nhất một năm.

Sau khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực vào tháng 7-2020, Bộ GD-ĐT lại ban hành thông tư số 25 thay thế thông tư 01 trước đó về chọn SGK để phù hợp với quy định trong luật. Theo đó, hội đồng lựa chọn sách giáo khoa do UBND cấp tỉnh thành lập. UBND cấp tỉnh phê duyệt danh mục sách giáo khoa dựa trên kết quả lựa chọn của hội đồng này.

Nhưng từ thực tế triển khai, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định quy định lựa chọn sách giáo khoa phổ thông tại thông tư 25 của Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa chặt chẽ. 

Cách thức triển khai ở các địa phương khác nhau dẫn tới tình trạng nhiều nơi chậm công bố kết quả, ảnh hưởng đến việc cung ứng sách giáo khoa cho năm học mới. Cách thức chọn SGK theo thông tư 25 cũng tạo kẽ hở có thể dẫn tới trục lợi, cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị cung ứng SGK.

Tuy nhiên, bất cập lớn nhất được bộc lộ từ quy định chọn sách giáo khoa trên là người trực tiếp sử dụng sách giáo khoa là giáo viên, học sinh lại không có quyền chọn sách giáo khoa. Việc giao quyền chọn sách giáo khoa vào một số ít người (hội đồng cấp tỉnh) khiến cho lựa chọn không sát thực tiễn, không phù hợp với mong muốn của người dạy, người học.

Việc này dẫn tới thay đổi lần thứ ba về chọn sách giáo khoa. Thông tư 27/2023/TT-BGD-ĐT vừa ban hành trả lại quyền chọn sách giáo khoa về các trường.

Người đứng đầu các cơ sở giáo dục có thẩm quyền thành lập hội đồng chọn sách giáo khoa có đủ thành phần: lãnh đạo cơ sở giáo dục, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, đại diện cha mẹ học sinh. Chủ tịch hội đồng là hiệu trưởng/giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ phải chịu trách nhiệm về việc triển khai và giải trình về việc lựa chọn SGK của cơ sở.

Tâm thế chọn sách giáo khoa sẽ khác

Bất cập lớn nhất được bộc lộ từ quy định chọn sách giáo khoa theo thông tư 25 là người trực tiếp sử dụng sách giáo khoa là giáo viên, học sinh lại không có quyền chọn sách giáo khoa - Ảnh minh hoa: DUYÊN PHAN

Bất cập lớn nhất được bộc lộ từ quy định chọn sách giáo khoa theo thông tư 25 là người trực tiếp sử dụng sách giáo khoa là giáo viên, học sinh lại không có quyền chọn sách giáo khoa - Ảnh minh hoa: DUYÊN PHAN

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, chủ tịch hội đồng giáo dục Trường Marie Curie (Hà Nội), cho rằng các SGK được bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đều đảm bảo chất lượng sử dụng trong việc dạy và học. Vì thế việc lựa chọn sách giáo khoa nào, giao về cho các trường là phù hợp.

"Đội ngũ giáo viên trực tiếp dạy học có đủ khả năng lựa chọn sách giáo khoa cho học sinh và cho mình và có thể chịu trách nhiệm với đề xuất đó. Nên việc giao về cho các trường lựa chọn, tự chịu trách nhiệm, giải trình là đúng", thầy Khang chia sẻ và cho rằng với điều chỉnh này việc lựa chọn SGK có thể sẽ rút ngắn thời gian hơn, giúp cho việc in ấn, cung ứng SGK chủ động hơn. Ngoài ra, khi được giao trọng trách lớn hơn thì ý thức nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu dạy học của giáo viên cũng có những thay đổi tích cực.

Phụ huynh và học sinh mua sách giáo khoa tại Công ty CP Sách và thiết bị trường học TP.HCM - Ảnh minh họa: NHƯ HÙNG

Phụ huynh và học sinh mua sách giáo khoa tại Công ty CP Sách và thiết bị trường học TP.HCM - Ảnh minh họa: NHƯ HÙNG

Thầy Nguyễn Quốc Bình, hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), cho biết việc giao về cho các trường là phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Vì mỗi trường có điều kiện khác nhau (cơ sở vật chất, trình độ giáo viên, năng lực học sinh). Với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tính tự chủ của các nhà trường cũng được đề cao hơn trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường. Vì thế cần thiết để các trường tự quyết về việc sử dụng sách giáo khoa.

Trên thực tế, dù thông tư 25 trước đây chỉ quy định việc lựa chọn sách giáo khoa của hội đồng cấp tỉnh nhưng một số địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng các trường đã thành lập hội đồng chọn SGK và thực hiện quy trình tương tự như thông tư vừa ban hành quy định, trình kết quả lên hội đồng cấp tỉnh. Nhiều giáo viên cho biết cơ bản ý kiến của họ được lắng nghe. Nhưng do không "danh chính ngôn thuận" nên vẫn có những chậm trễ, thiếu chặt chẽ, minh bạch ở nơi này, nơi khác.

Một hiệu trưởng trường THCS ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chia sẻ: Trước đây việc nghiên cứu, nhận xét và đề đạt về chọn sách giáo khoa cũng đi từ giáo viên, tổ bộ môn lên ban giám hiệu các trường, rồi gửi đề xuất chọn sách giáo khoa lên hội đồng thành phố. Nhưng vì quyền thuộc hội đồng cấp tỉnh thành nên trách nhiệm của các trường, của giáo viên cũng chưa cao.

Nhiều người có tâm lý "cứ đề xuất, nhưng chắc gì hội đồng lắng nghe, lựa chọn" nên làm cho có. Nhưng khi việc đưa về trường, lại liên quan trực tiếp tới công việc của giáo viên nên tâm thế sẽ khác.

Dù vậy, vẫn còn những ý kiến băn khoăn. Cũng theo vị hiệu trưởng trên, thông tư mới quy định trách nhiệm giải trình về kết quả chọn sách giáo khoa thuộc hội đồng chọn sách cấp trường. Nhưng trường hợp danh sách lựa chọn trình lên, cấp cao hơn phủ quyết thay đổi thì cấp trên có trách nhiệm giải trình về việc đó hay không? Cũng có ý kiến cho rằng việc đưa phụ huynh vào hội đồng không hợp lý vì phụ huynh không có chuyên môn nên khó có ý kiến xác đáng...

Quy định mới về chọn sách giáo khoa

Theo thông tư mới, hiệu trưởng trường phổ thông/giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên quyết định thành lập hội đồng chọn sách giáo khoa với số thành viên là số lẻ, tối thiểu có 11 người. Trường hợp trường có quy mô dưới 10 lớp thì thành viên hội đồng tối thiểu là 5 người.

Thành phần hội đồng chọn sách giáo khoa là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu nhà trường hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn, đại diện cha mẹ học sinh. Người có cha mẹ ruột hoặc cha mẹ vợ, có anh em ruột hoặc anh em vợ tham gia biên soạn SGK sẽ không được chọn vào hội đồng chọn SGK...

Đảm bảo nguyên tắc dân chủ

Theo ông Nguyễn Xuân Thành - vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), đơn vị xây dựng dự thảo thông tư mới, việc trao quyền lựa chọn sách giáo khoa cho cán bộ quản lý cấp trường, giáo viên, phụ huynh là hợp lý, đảm bảo nguyên tắc dân chủ. Vai trò của đại diện cha mẹ học sinh tham gia để chứng kiến, góp ý đảm bảo quy trình lựa chọn SGK khách quan. Ông Thành cũng cho biết thông tư mới vẫn phải đảm bảo tuân thủ Luật Giáo dục nên căn cứ vào kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục, UBND cấp tỉnh vẫn phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa tại địa phương.

Người tham gia biên soạn không được vào hội đồng chọn sách giáo khoaNgười tham gia biên soạn không được vào hội đồng chọn sách giáo khoa

Theo thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, người tham gia biên soạn sách giáo khoa không được vào hội đồng chọn sách giáo khoa.

Xem thêm: mth.79350202240104202-nad-gnud-hnid-yuq-aohk-oaig-hcas-nohc-neyuq-oc-gnourt/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trường có quyền chọn sách giáo khoa: Quy định đúng đắn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools