vĐồng tin tức tài chính 365

Hạ tầng giao thông ĐBSCL thuận lợi - “Lực đẩy” tiêu thụ nông sản

2024-01-05 18:11

Theo thống kê, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo, gần 65% lượng thủy sản nuôi trồng và gần 70% các loại trái cây xuất khẩu. Sinh kế của đa số người dân trong vùng gắn bó mật thiết với khu vườn và hiệu quả mang lại từ sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, mới đây khi tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đi vào hoạt động, nối dài thêm tuyến cao tốc từ TP Hồ Chí Minh về miền Tây cũng mở ra không gian tiêu thụ rộng hơn cho các sản phẩm nông nghiệp của vùng.

11 tấn xoài tượng da xanh từ An Giang sẽ được doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ và Australia trong tuần này. Chính sự thuận tiện từ cơ sở hạ tầng giao thông đã giúp doanh nghiệp tự tin mở rộng các vùng nguyên liệu ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL.

"Với đường cao tốc hiện nay giúp các địa phương Cần Thơ, An Giang rút ngắn thời gian vận chuyển lên thành phố, chúng tôi có cơ hội mở rộng vùng trồng và sâu hơn vào các địa phương, vẫn đảm bảo thời gian vận chuyển, chiếu xạ và ra các cảng biển xuất khẩu", ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T, cho biết.

Hạ tầng giao thông ĐBSCL thuận lợi - “Lực đẩy” tiêu thụ nông sản - Ảnh 1.

Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ kết nối với cầu Mỹ Thuận 2. (Ảnh: Dân trí)

Đối với thị trường trong nước, cơ sở hạ tầng cải thiện sẽ tạo lực đẩy giúp tiêu thụ mạnh và quảng bá thương hiệu cho các mặt hàng trái cây, nông sản của vùng đến cả nước. Đặc biệt, mối liên kết dọc của nhiều đơn vị phân phối sẽ được cải thiện.

Không chỉ mở ra không gian tiêu thụ rộng hơn, hạ tầng giao thông sẽ cải thiện chất lượng nông sản tươi. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tổn thất sau thu hoạch có thể dao động 20 - 40%, trong đó tỷ lệ hao hụt của nông sản ĐBSCL trong quá trình vận chuyển chiếm lớn nhất khoảng 10%.

"Khi đường sá tốt hơn, hàng hóa, trái cây sẽ giảm nhiều về tổn thất sau thu hoạch. Về mặt địa lý, ĐBSCL rất gần với thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới là Trung Quốc. Việc Chính phủ đầu tư, xây dựng đường sá, cơ sở logistics cho vùng ĐBSCL kịp thời và sẽ giúp cho kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng", ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nhận định.

ĐBSCL được mệnh danh là vựa lúa, vựa trái cây khi đóng góp hơn 31% GDP toàn ngành nông nghiệp. Hạ tầng giao thông thuận lợi được xem là giải pháp gỡ điểm nghẽn liên kết cho trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước.

Hạ tầng giao thông tạo động lực phát triển vùng ĐBSCLHạ tầng giao thông tạo động lực phát triển vùng ĐBSCL

VTV.vn - Với các dự án giao thông được triển khai, đây sẽ là cơ sở để ĐBSCL phát huy lợi thế, khai phá tiềm năng, phát huy nguồn lực để đạt tốc độ tăng trưởng cao thời gian tới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.1140226150104202-nas-gnon-uht-ueit-yad-cul-iol-nauht-lcsbd-gnoht-oaig-gnat-ah/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hạ tầng giao thông ĐBSCL thuận lợi - “Lực đẩy” tiêu thụ nông sản”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools