vĐồng tin tức tài chính 365

Cơ hội chưa từng có cho ngành tái chế Việt Nam?

2024-01-07 19:48

Cơ hội lớn cho ngành tái chế Việt Nam

Cơ hội chưa từng có cho ngành tái chế Việt Nam?- Ảnh 3.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, tiến sĩ PHAN TUẤN HÙNG - vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường - cho biết ngành tái chế của Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn chưa từng có để phát triển khi quy định EPR có hiệu lực thi hành bởi doanh nghiệp sẽ tiếp nhận được nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động tái chế.

Ông Hùng cho hay:

- Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định nhà sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm xử lý chất thải. Theo đó, nhà sản xuất và nhập khẩu phải có trách nhiệm tái chế các sản phẩm này theo một tỉ lệ, quy cách tái chế bắt buộc.

Theo lộ trình, trách nhiệm tái chế săm lốp, pin, ắc quy, dầu nhớt và bao bì thương phẩm sẽ thực hiện bắt đầu từ ngày 1-1-2024. Đối với điện, điện tử sẽ thực hiện từ năm 2025 và ô tô, xe máy phải thực hiện từ ngày 1-1-2027. Để thực hiện trách nhiệm tái chế, nhà sản xuất, nhập khẩu có thể lựa chọn một trong hai hình thức: tự tổ chức tái chế hoặc nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế.

Bên cạnh đó, nhà sản xuất nhập khẩu một số loại sản phẩm, bao bì không thân thiện môi trường, khó tái chế thì sẽ phải nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ xử lý chất thải.

* Có nhiều ý kiến cho rằng việc thực thi EPR sẽ làm tăng giá hàng hóa và gây khó khăn cho doanh nghiệp?

- Việc thực hiện trách nhiệm tái chế và xử lý chất thải rõ ràng phải có chi phí tuân thủ từ cả hai phía: cơ quan quản lý và đối tượng thực hiện. Việc tăng giá sản phẩm, hàng hóa hay không là quyết định của doanh nghiệp.

Tôi cho rằng tăng giá không nên là một sự lựa chọn trong bối cảnh hiện nay mà doanh nghiệp nên thay đổi công nghệ, thiết kế sản phẩm, hàng hóa theo hướng thân thiện môi trường.

Hiện nay, tỉ lệ tái chế bắt buộc đối với các sản phẩm, bao bì đang còn rất thấp như: săm lốp 5%, pin sạc 8%, ắc quy từ 8 - 12%, dầu nhớt 15% và cao nhất là bao bì từ 10 - 22%.

Bên cạnh đó, định mức chi phí tái chế (Fs) sắp tới có áp dụng hệ số điều chỉnh giảm đối với một số loại sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế cao ở mức từ 0,2 đến 1 dẫn đến Fs đang được đề xuất ở mức rất thấp. Theo đó, tôi cho rằng chi phí tuân thủ EPR của các doanh nghiệp hiện nay là phù hợp.

* Các nhà sản xuất, nhập khẩu cần chuẩn bị gì để thực hiện trách nhiệm EPR?

- Nhiều doanh nghiệp đã chủ động, tích cực chuẩn bị cho thực thi quy định EPR và cho rằng thực thi EPR không chỉ là trách nhiệm pháp lý, mà là cơ hội phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp còn thể hiện quyết tâm thực hiện trách nhiệm tái chế thông qua các cam kết đạt tỉ lệ tái chế cao hơn tỉ lệ tái chế bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Tôi cũng nhìn thấy sự "chuyển mình" của các doanh nghiệp tái chế trong việc thay đổi công nghệ, mở rộng quy mô, công suất tái chế. Không ít doanh nghiệp đã chủ động hợp tác với các nhà sản xuất, nhập khẩu để triển khai quy định EPR. Bên cạnh đó, một số dự án đầu tư tái chế giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước đã được ký kết, triển khai để tham gia thực hiện quy định EPR.

* Vậy trong những năm tới, theo ông, doanh nghiệp tái chế sẽ đứng trước những cơ hội, thách thức gì?

- Hiện nay ngành tái chế của Việt Nam còn non trẻ, chúng ta không có nhiều nhà tái chế lớn có công nghệ hiện đại. Hoạt động tái chế hiện nay chủ yếu được thực hiện ở các làng nghề, rất ô nhiễm và có thể nói là vi phạm pháp luật môi trường.

Có thể nói ngành tái chế của Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn chưa từng có để phát triển khi quy định EPR có hiệu lực, bởi họ sẽ được tiếp nhận nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động tái chế.

Tuy nhiên, tôi xin lưu ý rằng chỉ các nhà tái chế có công nghệ tái chế hiệu quả và tuân thủ pháp luật môi trường mới có cơ hội tiếp nhận nguồn tài chính từ EPR. Còn đối với những nhà tái chế gây ô nhiễm môi trường, không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật thì sẽ không có cơ hội này.

Xem thêm: mth.21672328070104202-man-teiv-ehc-iat-hnagn-ohc-oc-gnut-auhc-ioh-oc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cơ hội chưa từng có cho ngành tái chế Việt Nam?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools