Quá trình liên lạc, thỏa thuận, đối tượng đưa đi sử dụng sim rác, qua tài khoản mạng xã hội ẩn danh, giao dịch chuyển, nhận tiền trực tiếp, không có biên nhận, biên bản hoặc qua tài khoản ngân hàng mang tên người khác, qua các dịch vụ chuyển tiền trung gian...
Sau khi người lao động được đưa ra nước ngoài, sẽ được bố trí chỗ ăn, ở, sinh hoạt và làm việc tại các khu biệt lập, có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ, cắt liên lạc với gia đình, người thân, bị thu giữ hộ chiếu, ép buộc ký hợp đồng lao động và cưỡng bức làm việc.
Theo Bộ Công an trong năm ngoái, Công an các địa phương phía Nam đã tiếp nhận từ phía Campuchia hơn 600 người làm việc trong các sòng bạc được phía Campuchia giải cứu, trao trả về nước.
Tháng 5, phía Philippines đã giải cứu gần 440 người Việt Nam bị cưỡng bức làm việc trong các sòng bạc tại nước này.
Tháng 12 năm ngoái, hàng loạt công dân mắc kẹt tại Myanmar được giải cứu bảo hộ về nước, trong đó có rất nhiều người thuộc diện xuất cảnh trái phép hoặc là nạn nhân của các đường dây đưa người ra nước ngoài trái phép.
Thực tế trong quá trình điều tra của lực lượng công an, nhiều người lao động khi trở thành nạn nhân của những đường dây này có tâm lý sợ bị trả thù, và bản thân cũng vi phạm pháp luật nên không khai báo, gây khó khăn cho điều tra xác minh.
Cơ quan công an đề nghị người dân không tiếp tay, tham gia các hoạt động môi giới, tổ chức, đưa dẫn, giúp sức, xúi giục người khác xuất nhập cảnh trái phép; kịp thời thông báo, tố giác các đối tượng có hoạt động tổ chức đưa người đi nước ngoài trái phép.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.27890041180104202-oac-gnoul-ehn-ceiv-yab-iov-caig-hnac/taul-pahp/nv.vtv