vĐồng tin tức tài chính 365

Chữa lành đang như một thứ để kinh doanh

2024-01-08 12:29
Cuốn sách Biết tuốt về triết - Ảnh: T.ĐIỂU

Cuốn sách Biết tuốt về triết - Ảnh: T.ĐIỂU

Câu hỏi của một bạn trẻ tại buổi ra mắt cuốn sách Biết tuốt về triết của triết gia Yves Michaud (NXB Dân Trí, Nhã Nam) đã mở ra một trao đổi thú vị.

Thực sự thì lúc này con người cần những thứ chữa lành thôi hay vẫn còn cần những thứ phải suy tư, trăn trở giống như những cuốn sách triết học?

1. Trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề buổi ra mắt sách, TS Trần Ngọc Hiếu (Trường đại học Sư phạm Hà Nội) khẳng định nhu cầu chữa lành trong giai đoạn hiện nay là rất lớn, rất đáng được tôn trọng, rất quan trọng.

Bởi rút cuộc thì đời ai chẳng tổn thương.

Nhưng nếu chúng ta tuyệt đối hóa, độc tôn sự chữa lành, thậm chí như thời điểm này chữa lành được biến thành một thứ để kinh doanh, thì như nhà triết học người Hàn sống tại Đức Byung Chul Han nói, chúng ta sẽ dựng lên một "xã hội giảm đau".

Như thế rất nhiều nguy cơ, khiến con người không còn trực diện với các vấn đề, khiến rất nhiều vấn đề không được giải quyết, cấu trúc bất công của xã hội vẫn giữ nguyên.

Xã hội đó sẽ miễn nhiễm trách nhiệm với nhiều thứ đang xảy ra và hệ quả tất yếu là không tạo ra các thay đổi quan trọng.

Cho nên xã hội cần cả giảm đau và những thứ khiến con người phải suy tư, phải đọc phải ngẫm nghĩ như những cuốn sách triết học chẳng hạn.

Ngoài ra, triết học cũng không tồn tại đối lập với chữa lành. Ngoài việc bắt người ta suy tư thì cũng có khả năng thanh lọc, chữa lành cho tâm hồn con người.

2. Một câu hỏi khác, những cuốn sách triết học khiến người ta suy tư có còn cần thiết trong xã hội mà công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần chiếm lĩnh sâu không?

Ông Hiếu dẫn quan điểm của nhà nghiên cứu - nhà văn đương đại người Nga Evgeny Germanovich Vodolazkin chia sẻ trên một bài phỏng vấn mới đây của Tuổi Trẻ Cuối Tuần.

Đó là dù xã hội công nghệ đang khiến con người ta lười đọc đi nhiều thì tinh thần con người sẽ không bao giờ tàn lụi và sẽ luôn có những người quan tâm đến ý nghĩa cuộc sống.

Vì vậy, sẽ luôn có những người đọc rất nhiều và đọc cẩn thận văn chương, triết học chứ không chỉ các văn bản ngắn dễ tiêu thụ.

Ông Hiếu cũng tìm thấy quan điểm này trong cuốn sách 21 bài học của thế kỷ 21 của giáo sư sử học người Israel Yuval Noah Harari. Yuval Noah Harari đưa ra một luận điểm khi AI xâm nhập vào nhiều lĩnh vực của đời sống và tạo ra sự thay đổi đáng kể cơ cấu xã hội thì chúng ta sẽ buộc phải chấp nhận trong thế kỷ 21 có tầng lớp giai cấp thừa.

Tuy vậy, tác giả tin rằng xã hội vẫn luôn có những người đi tìm ý nghĩa của cuộc sống, có nhu cầu thiết yếu là tìm kiếm những điều ý nghĩa. Và họ tìm kiếm trong việc đọc rất nhiều.

Vì vậy, văn chương, triết học, những thứ bắt con người phải suy tư vẫn cứ tồn tại bên con người, cùng với AI và nhu cầu chữa lành đang lên cao.

Những cuốn sách như Biết tuốt về triết vẫn rất cần thiết vì bao giờ chúng ta cũng cần nuôi dưỡng sự suy tư trong xã hội, nuôi dưỡng những con người biết đặt câu hỏi.

Ông Hiếu nói điều đặc biệt nhất của cuốn sách Biết tuốt về triết là tác giả viết các vấn đề triết học bằng một thứ ngôn ngữ thân thiện.

Tác giả định vị mình như một người bác trò chuyện với đám cháu, có sự độ lượng rất lớn với các câu hỏi của các bạn trẻ. Cuốn sách còn gợi tò mò để người ta tìm đọc các cuốn triết học khác.

Thay đổi nhanh thế, Sài Gòn còn lại gì?Thay đổi nhanh thế, Sài Gòn còn lại gì?

Sáng 7-1, tại Đường sách TP.HCM, buổi giao lưu giới thiệu sách Gia Định là nhớ - Sài Gòn là thương 2 đã trở thành cuộc… phỏng vấn ngược của tác giả với người tham dự: Thay đổi nhanh thế, hồn cốt của Sài Gòn đọng lại là gì?

Xem thêm: mth.60064819080104202-hnaod-hnik-ed-uht-tom-uhn-gnad-hnal-auhc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chữa lành đang như một thứ để kinh doanh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools