Trong số những hãng dược có kế hoạch tăng giá, có những gã khổng lồ như Pfizer, Sanofi và Takeda.
Cho đến nay, Pfizer đã hạ dự báo lợi nhuận năm 2024 và hiện đang thực hiện cắt giảm chi phí và sa thải nhân viên. Đồng thời, công ty lên kế hoạch tăng giá 124 loại thuốc.
Việc tăng giá này diễn ra trong bối cảnh liên bang đang có những nỗ lực mới nhằm kéo giá thuốc đắt đỏ ở Mỹ xuống.
Theo "Đạo luật Kế hoạch Giải cứu Mỹ" năm 2021, có hiệu lực từ ngày 1-1, các nhà sản xuất thuốc phải trả một khoản tiền phạt cho Medicaid - chương trình cứu trợ, cung cấp bảo hiểm y tế cho các cá nhân và gia đình có thu nhập thấp - nếu giá thuốc tăng nhanh hơn lạm phát.
Ngoài ra, theo Đạo luật Giảm lạm phát năm 2022, Medicare có thể thương lượng giá thuốc. Hiện đã có 10 loại thuốc đầu tiên được chọn để đàm phán giá.
Tỉ lệ tăng giá thuốc của ngành dược phẩm Mỹ theo thông lệ thường ở mức 10% trở xuống. Theo dữ liệu của 46brooklyn (một tổ chức phi lợi nhuận định giá thuốc), mức tăng giá trung bình là khoảng 5% kể từ năm 2019.
Vào ngày 1‐1-2023, có 452 loại thuốc tăng giá niêm yết. Mức tăng cao nhất là vào ngày 1-1-2021, với 602 loại thuốc tăng giá.
Nhìn chung trong năm 2023, các nhà sản xuất thuốc đã nâng giá niêm yết của 1.425 loại thuốc kê đơn và không kê đơn, giảm nhẹ so với mức 1.460 loại của năm 2022.
Số ca mắc cúm, COVID-19 và RSV tăng tại Mỹ
Trong bối cảnh các hãng dược chuẩn bị tăng giá thuốc, nước Mỹ đang chứng kiến số ca nhiễm 3 loại vi rút đường hô hấp là cúm, COVID-19 và RSV (vi rút hợp bào hô hấp) tăng mạnh.
Lý do được cho là tỉ lệ tiêm chủng thấp. Theo cập nhật mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), số người tiêm vắc xin ít hơn gần 8 triệu người so với cùng kỳ năm 2022.
TTO - Thời gian gần đây, ca bệnh cúm A tăng nhanh khiến thị trường thuốc Tamiflu điều trị cúm cũng “nhảy múa”. Nhiều nơi giá thuốc tăng cao với giá từ 65.000 - 80.000 đồng/viên. Tuy nhiên, có phải ai mắc cúm cũng cần phải uống Tamiflu?