vĐồng tin tức tài chính 365

Cổ phiếu BID nâng VN-Index qua mốc 1.160 điểm, đột biến tại CII

2024-01-09 03:49

Dù thị trường được nhận sẽ sớm gặp rung lắc sau chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp khi VN-Index đang tiến vào ngưỡng kháng cự 1.160 điểm, nhưng lực cầu mạnh đã giúp chỉ số này tiếp tục tiến bước trong phiên giao dịch sáng đầu tuần 8/1.

Đà tăng có phần thu hẹp đáng kể về cuối phiên do sự đuối sức của nhóm cổ phiếu trụ cột nhưng hàng, nhưng dòng tiền sôi động luân chuyển mạnh mẽ qua các nhóm ngành, với điểm nhấn là nhóm cổ phiếu bất động sản và xây dựng, cùng diễn biến khởi sắc của nhóm chứng khoán, thị trường tạm khép lại phiên sáng với mức tăng nhẹ.

Bước sang phiên giao dịch chiều, thị trường tiếp tục thu hẹp biên độ tăng và sau khoảng 30 phút mở cửa, VN-Index đã lùi về sát mốc tham chiếu. Tuy nhiên, chỉ số này đã nhanh chóng bật hồi sau cú nhún nhẹ này.

Dù diễn biến chung trở nên phân hóa và nhóm bluechip cũng khá cân bằng giữa các mã tăng – giảm, nhưng sự trở lại của nhóm cổ phiếu ngân hàng, là động lực chính giúp VN-Index chinh phục thành công mốc 1.160 điểm, xác nhận phiên tăng điểm thứ 7 liên tiếp với thanh khoản khá tích cực.

Đà tăng của dòng bank là không đồng đều, nhưng với lực cầu hấp thụ mạnh ở nhóm cổ phiếu này, cho thấy tâm lý thị trường vẫn đặt nhiều kỳ vọng cho sự trở lại của nhóm cổ phiếu vua.

Theo ông Nguyễn Hữu Bình, Trưởng phòng đầu tư, Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH), trong năm 2023, nhóm tăng ít, thậm chí không tăng là ngân hàng nên có thể đây là nhóm đang được định giá rẻ nhất. Đồng thời ông cho rằng, những thông tin về hoạt động kinh doanh tích cực sẽ là yếu tố giúp nhóm cổ phiếu này tăng trong thời gian gần đây và thời gian tới cho đến khi mức giá của các mã này trở nên hợp lý hơn.

Trong phiên hôm nay, cổ phiếu BID là điểm sáng của dòng bank khi đóng cửa tăng ấn tượng 4,3% lên vùng giá cao nhất trong ngày 46.400 đồng/CP, là động lực đóng góp chính với gần 2,8 điểm cho chỉ số chung.

Tiếp theo đó là bộ 3 cổ phiếu VCB, TCB, CTG có đóng góp 0,7-0,85 điểm cho chỉ số chung, trong đó TCB kết phiên tăng 2,7% với khối lượng khớp lệnh hơn 6,32 triệu đơn vị, còn CTG tăng 1,9% lên mức 29.550 đồng/CP và khớp lệnh 12,11 triệu đơn vị.

Cặp đôi giao dịch sôi động nhất là SHB và MBB lần lượt khớp lệnh 38,35 triệu đơn vị và 20,15 triệu đơn vị, đều kết phiên tăng hơn 1%.

Tuy nhiên, các mã TPB, STB, SSB, LPB, ACB lại gặp áp lực bán chốt lời và đảo chiều điều chỉnh nhẹ, chủ yếu mất chưa tới 0,5%, ngoại trừ SSB giảm 1,27%.

Nhóm cổ phiếu bất động sản và xây dựng bị lùi lại vị trí thứ 2 do nhiều mã thu hẹp biên độ, như các mã nóng DIG, NVL và DXG chỉ còn tăng trên dưới 2%, nhưng thanh khoản vẫn tích cực với khối lượng khớp lệnh lần lượt đạt 31,69 triệu đơn vị, 23,76 triệu đơn vị và 22,51 triệu đơn vị.

Điểm sáng là cặp đôi CII và NBB khi cả 2 đều đóng cửa tăng kịch trần. Trong khi CII vẫn nóng với khối lượng khớp lệnh lên tới hơn 26,2 triệu đơn vị và dư mua trần hơn 6 triệu đơn vị, thì cố phiếu NBB cũng khoe sắc tím thành công trong phiên chiều và đóng cửa đứng tại mức giá 22.650 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 0,83 triệu đơn vị, dư mua trần 48.100 đơn vị. Đây cũng là bộ đôi duy nhất trên sàn HOSE đóng cửa tăng trần và đặc biệt, thanh khoản của CII là cao nhất trong khoảng 2 năm qua (kể từ phiên khớp lệnh 20/1/2022 đạt hơn 34 triệu đơn vị).

Ngoài ra, một số điểm sáng ngành khác như TCD đóng cửa tăng 5,4% với thanh khoản tăng đột biến so với thời gian gần đây khi đạt hơn 3,43 triệu đơn vị, VPH tăng 5,2%...

Nhóm chứng khoán phân hóa và tăng nhẹ, trong đó ORS vẫn là điểm sáng khi đóng cửa giữ mức tăng 5,2% lên 18.150 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh 6,54 triệu đơn vị, AGR tăng 3,7%, CTS tăng 2,9%..., trong khi mã có vốn hóa lớn hơn như VND, SSI điều chỉnh nhẹ. Các cổ phiếu giao dịch sôi động của ngành là VND, SSI, VIX đều khớp lệnh hơn 20 triệu đơn vị.

Chốt phiên, sàn HOSE khá cân bằng với 273 mã tăng và 234 mã giảm, VN-Index tăng 5,51 điểm (+0,48%), lên 1.160,19 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 905,4 triệu đơn vị, giá trị hơn 16.300 tỷ đồng, tăng 12,71% về khối lượng và 17,8% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 5/1. Giao dịch thỏa thuận đóng góp xấp xỉ 91 triệu đơn vị, giá trị gần 2.072 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, thị trường lình xình đi ngang trên mốc tham chiếu trong suốt cả phiên giao dịch chiều.

Đóng cửa, sàn HNX có 97 mã tăng và 72 mã giảm, HNX-Index tăng 0,57 điểm (+0,24%), lên 233,33 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 82,78 triệu đơn vị, giá trị 1.652 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,39 triệu đơn vị, giá trị 57,79 tỷ đồng.

Nhóm chứng khoán trên HNX vẫn tăng nhẹ, trong đó SHS kết phiên tăng 0,5% với khối lượng khớp lệnh lớn nhất thị trường, đạt 17,98 triệu đơn vị; MBS tăng 1,3% và khớp hơn 4 triệu đơn vị, BVS tăng 2,8%, VIG và APS đều đứng giá tham chiếu…

Một số mã đáng chú ý trong rổ HNX30 như CEO kết phiên tăng 1,7% và khớp lệnh đạt 15,17 triệu đơn vị, cổ phiếu HUT nới rộng biên độ trong đợt khớp lệnh ATC và đóng cửa tăng 2% với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 7,41 triệu đơn vị…

Ở nhóm vừa và nhỏ, cổ phiếu TKG vẫn là điểm nóng khi kéo dài chuỗi ngày tăng trần. Đóng cửa, TKG đứng tại mức giá trần 12.100 đồng/CP, tăng gần gấp đôi chỉ trong 10 phiên gần đây.

Trên UPCoM, áp lực gia tăng ngay khi mở cửa phiên giao dịch chiều khiến thị trường đảo chiều điều chỉnh nhẹ và duy trì trạng thái này đến hết phiên.

Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,14 điểm (-0,16%) xuống 87,79 điểm với 155 mã tăng và 108 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt xấp xỉ 31,66 triệu đơn vị, giá trị 408 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 19,12 triệu đơn vị, giá trị 282,53 tỷ đồng, trong đó riêng CC1 thỏa thuận gần 16 triệu đơn vị, giá trị đạt 239,71 tỷ đồng.

Các cổ phiếu chứng khoán trên UPCoM giao dịch khởi sắc hơn sàn niêm yết, với SBS đóng cửa tăng 2,7% với khối lượng giao dịch đạt gần 2,2 triệu đơn vị, TCI tăng 3% và khớp 1,3 triệu đơn vị, AAS tăng 1,2% và khớp 1,2 triệu đơn vị…

Về vốn hóa thị trường, các cổ phiếu nhỏ như BOT và HSV là tâm điểm khi đóng cửa đều trong trạng thái dư mua trần và khối lượng giao dịch cùng đạt khoảng 1-2 triệu đơn vị.

Thanh khoản sôi động nhất thị trường là BSR với 4,13 triệu đơn vị, nhưng diễn biến giá cổ phiếu vẫn rung lắc, đóng cửa giảm nhẹ 0,5% xuống mức 18.800 đồng/CP.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều giảm nhẹ chưa tới 5 điểm, trong đó, VN30F2401 giảm 4 điểm, tương đương -0,3% xuống 1.162 điểm, khớp lệnh đạt gần 182.330 đơn vị, khối lượng mở đạt hơn 56.810 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, mã CHOG2325 phiên này thanh khoản tốt nhất với 6,18 triệu đơn vị, giá tăng 5,9% lên 360 đồng/cq. Theo sau là CMBB2308 với 3,95 triệu đơn vị và tăng 10,9% lên 610 đồng/cq.

Xem thêm: lmth.493733tsop-iic-iat-neib-tod-meid-0611-com-auq-xedni-nv-gnan-dib-ueihp-oc/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Cổ phiếu BID nâng VN-Index qua mốc 1.160 điểm, đột biến tại CII”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools