vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp Việt bất lợi vì lãi suất cao

2024-01-09 08:37

Đó là chia sẻ của lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) tại Họp báo thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2023 và kế hoạch 2024.

Theo Vinatex, năm qua, Tập đoàn và ngành dệt may đối mặt với khó khăn chưa từng có trong tiền lệ. Bất ổn địa chính trị, lạm phát gia tăng trên toàn cầu khiến tổng cầu dệt may thế giới suy giảm; nhiều thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như: Mỹ, EU… suy giảm mạnh trong năm 2023 do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu các mặt hàng không thiết yếu, trong đó có dệt may.

Mặc dù đã có những dự báo trước từ nửa cuối năm 2022 về những khó khăn sẽ kéo dài sang năm 2023, nhưng tất cả những dự báo đều nhanh chóng đảo chiều.

"Nếu không tính năm 2020 đại dịch Covid-19 khiến cho toàn thế giới “đóng cửa” thì năm 2023 là năm đầu tiên kể từ khi thành lập Tập đoàn, cũng là năm đầu tiên kể từ khi ngành dệt may xuất khẩu ra thế giới, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may giảm ~10%", Báo cáo nêu.

Với tổng cầu dệt may suy giảm, giá đặt hàng sản xuất có xu thế giảm mạnh, bình quân giảm trên 30%, cá biệt mặt hàng số lượng lớn giảm tới 50%. Các quốc gia tập trung cạnh tranh về giá để lấy được đơn hàng.

Cùng với đó, tỷ giá VND ổn định trong suốt 8 tháng đầu năm trong khi NDT của Trung Quốc giảm giá 5%, Taka của Bangladesh giảm 5,9%, Lira của Thổ Nhĩ Kỳ giảm 31%.

Lãi suất tại Việt Nam 6 tháng đầu năm cao hơn trung bình các quốc gia cạnh tranh khoảng 3%. Tổng hợp các yếu tố đã tạo ra những yếu tố hết sức bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cạnh tranh về giá, dù năng suất và chất lượng của doanh nghiệp Việt Nam có thể cao hơn bình quân 10-15%.

Không chỉ đơn giá giảm sâu, khách hàng còn yêu cầu đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng ngắn, chỉ khoảng 10 – 14 ngày, trong khi trước đây là 40 ngày với hàng CM, 70 ngày với hàng FOB… đã tạo ra nhiều áp lực đối với doanh nghiệp.

Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng giám đốc Vinatex cho biết, trong thế khó của năm 2023, các doanh nghiệp trong Tập đoàn đã dùng nhiều giải pháp để giữ vị trí trong chuỗi cung ứng, giữ khách hàng và thị trường, tạo việc làm cho lao động, với doanh thu hơn 17.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt 377 tỷ đồng, đạt 101,9% so với kế hoạch.

Năm 2024, khó khăn với các ngành hàng xuất khẩu lớn, trong đó có dệt may chưa đi qua. Vinatex đặt mục tiêu tăng trưởng 10% so với năm 2023 cả về doanh thu lẫn lợi nhuận. Tập đoàn xác định, đây cũng là mục tiêu khá thách thức.

Trong đó, ngoài cầu hàng hóa dệt may chưa thể hồi phục ngay, các doanh nghiệp trong nước cũng có những thách thức mới như tiền lương tối thiểu tăng 6% từ 01/7/2024, giá điện có thể tiếp tục tăng sau khi đã tăng trên 7% năm 2023…

Thị trường dệt may toàn cầu vẫn khó, nhưng Vinatex xác định kiên định mục tiêu tham gia vào chuỗi cung ứng, là đối tác ưu tiên của các nhà sản xuất – phân phối lớn trên thế giới, thực hiện các cam kết và sáng kiến về môi trường, xã hội, quản trị công ty (ESG), liên tục dự báo và đưa ra giải pháp thích ứng với thị trường bất định...

Xem thêm: lmth.724733tsop-oac-taus-ial-iv-iol-tab-teiv-peihgn-hnaod/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Doanh nghiệp Việt bất lợi vì lãi suất cao”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools