vĐồng tin tức tài chính 365

Bài toán tăng trưởng kinh tế: Cần có cái nhìn trung và dài hạn

2024-01-09 18:58

Tại Diễn đàn kinh tế vĩ mô năm 2024 diễn ra sáng nay (9/1) tại TPHCM, nhiều chuyên gia kinh tế nổi tiếng đã nêu các vấn đề cần giải quyết cho bài toán tăng trưởng kinh tế.

GS. TS Nguyễn Trọng Hoài - Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh châu Á - Đại học Kinh tế TPHCM  - cho biết năm 2024, kinh tế có gam màu sáng nhưng cũng cần cẩn trọng đánh giá.

Trong bức tranh kinh tế năm 2023, TPHCM có điểm sáng khi tốc độ tăng trưởng GRDP thực tế đã vượt trên mức tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng của thành phố khá ngoạn mục, thấp trong quý I và cao vọt vào quý IV/2023. Nhưng năng suất của TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn còn trồi sụt, chưa ổn định.

Ông Hoài đánh giá khu vực dịch vụ có chuyển biến tích cực, TPHCM có tốc độ tăng trưởng rõ rệt. Tuy nhiên, thành phố cần nhìn nhận lại những dịch vụ đang phục vụ đối với khách du lịch quốc tế như thế nào để có hiệu quả tốt nhất.

Xuất khẩu của cả nước đã phục hồi nhưng không ổn định. Riêng TPHCM, xuất khẩu là điểm sáng nhưng năm 2024 vẫn phụ thuộc các thị trường truyền thống như châu Âu, Mỹ. Các đối tác chiến lược như Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản cần được xem xét mở rộng, nhưng việc tái cấu trúc thị trường xuất khẩu lại khó.

Bài toán tăng trưởng kinh tế: Cần có cái nhìn trung và dài hạn - 1

TS Nguyễn Trọng Hoài đặt ra các vấn đề tăng năng suất lao động , đầu tư hạ tầng cho phát triển kinh tế (Ảnh: Hải Long).

Ông Hoài đặt ra vấn đề năm 2024, mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức 6-6,5% còn TPHCM khoảng 7%. Bên cạnh những điểm sáng kinh tế, cần nhìn nhận những hạn chế mang tính trung và dài hạn, đặc biệt là ở vấn đề năng suất lao động. Chỉ số năng suất lao động đang trồi sụt không ổn định và đang đi xuống.

Làm sao để năng suất của 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam được nâng cao, tạo ra việc làm chất lượng cao, thu nhập cao cho người lao động. Lúc đó, năng suất lao động mới hy vọng được thay đổi, Việt Nam cần nâng cao chất lượng lao động để thu hút FDI chất lượng cao.

Vấn đề khác ông Hoài đề cập là cần đầu tư nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng để phát huy lợi thế các địa phương. Ví dụ, TPHCM chưa thể liên kết với Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long thì tiềm năng, lợi thế chưa thể phát huy.

"Bên cạnh những điểm sáng, chúng ta cũng không có quá bi quan hoặc quá lạc quan. Đừng nhìn quá nhiều điểm sáng mà phải nhìn vào thực trạng, từ đó có những hoạch định chắc chắn trong trung hạn và dài hạn", ông Hoài nhấn mạnh.

Đồng thuận với quan điểm này, GS. TS Sử Đình Thành - Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TPHCM - đặt vấn đề mô hình tăng trưởng kinh tế phải có một chính sách dài hạn hơn, nếu đi theo lối mòn thì chỉ có ổn định trong ngắn hạn.

Ông Thành nêu, kinh tế Việt Nam phục hồi sau giai đoạn Covid-19. Đầu tư công được đẩy mạnh, nhưng cũng cần tính toán hiệu ứng trong dài hạn tác động đến tăng trưởng, chuẩn bị nguồn lực hấp thụ dự án như thế nào. Về tiêu dùng, tiêu dùng hiện nay dựa trên bất động sản, du lịch, hạ tầng. Tuy nhiên, tiêu dùng chưa ổn định, mang tính chu kỳ, bài toán đặt ra là làm sao đóng góp để mang tính bền vững hơn.

Ngoài ra, nói đến đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ để "đón đại bàng", Việt Nam sẽ cần khoảng 50.000 kỹ sư để đón các doanh nghiệp lớn. Làm sao để đào tạo ra số kỹ sư này cũng là một bài toán ông Thành đặt ra cần lời giải.

PGS. TS Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng trường Đại học Ngân hàng TPHCM, nhìn nhận kinh tế 2023 có nhiều điểm sáng. Trong năm 2024, tăng trưởng GDP có thể đạt 6-6,5% hoặc xấu hơn là không đạt. Trong trường hợp có thể là không đạt mục tiêu, ông Trung cho rằng Việt Nam cũng cần một tầm nhìn dài hạn hơn cho bức tranh kinh tế, thay vì phấn đấu từng năm.

Xem thêm: mth.68163931190104202-nah-iad-av-gnurt-nihn-iac-oc-nac-et-hnik-gnourt-gnat-naot-iab/hnaod-hnik/nv.moc.irtnad

Comments:0 | Tags:Kinh doanh

“Bài toán tăng trưởng kinh tế: Cần có cái nhìn trung và dài hạn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools