vĐồng tin tức tài chính 365

Tên lửa Tomahawk đã nổ, Biển Đỏ dậy sóng

2024-01-12 08:27
Ảnh chụp ngày 20-11-2023 cho thấy tàu chở hàng Galaxy Leader (do công ty Nhật Bản vận hành) và các tàu nhỏ của lực lượng Houthi ở biển Đỏ. Tàu Galaxy Leader hiện vẫn đang bị Houthi bắt giữ - Ảnh: REUTERS

Ảnh chụp ngày 20-11-2023 cho thấy tàu chở hàng Galaxy Leader (do công ty Nhật Bản vận hành) và các tàu nhỏ của lực lượng Houthi ở biển Đỏ. Tàu Galaxy Leader hiện vẫn đang bị Houthi bắt giữ - Ảnh: REUTERS

Ngày 10-1, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết kêu gọi Houthi "ngừng ngay lập tức mọi cuộc tấn công (trên Biển Đỏ) vốn cản trở thương mại toàn cầu và quyền tự do hàng hải cũng như hòa bình khu vực". 

Nghị quyết được thông qua với 11 phiếu thuận, 0 phiếu chống và 4 phiếu trắng (của Nga, Trung Quốc, Algeria và Mozambique).

Lo ngại về mặt trận mới

Nghị quyết lên án "bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất" hơn 20 cuộc tấn công do Houthi thực hiện nhằm vào tàu thương mại. Đáp trả, người phát ngôn của Houthi ở Yemen, ông Mohammed Abdul Salam, gọi nghị quyết là "trò chơi chính trị" và nói Mỹ mới là bên vi phạm luật pháp quốc tế.

Thời gian qua, Houthi - nhóm phiến quân tham gia cuộc nội chiến đối đầu với chính phủ vốn được quốc tế công nhận của Yemen kể từ năm 2014 - tuyên bố sẽ tiếp tục các cuộc tấn công như vậy cho đến khi Israel chấm dứt chiến dịch quân sự chống lại Hamas ở Dải Gaza.

Hành động của Houthi đang đe dọa tàu thuyền tại một trong những tuyến vận tải biển quan trọng nhất thế giới. Một số hãng vận tải lớn nhất phải chuyển hướng các tàu đến hoặc đi từ châu Âu qua kênh đào Suez (nối Biển Đỏ với Địa Trung Hải), trong đó một số tàu phải đi vòng qua châu Phi, đồng nghĩa mất thêm hai tuần và tốn kém hơn.

Các cuộc tấn công của Houthi cũng làm dấy lên lo ngại ở Trung Đông, châu Âu và Mỹ về viễn cảnh xung đột Israel - Hamas lan rộng sang các mặt trận mới. Hôm 10-1 trong chuyến công du tới Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cảnh báo "sẽ có hậu quả" nếu Houthi tiếp tục tấn công trên Biển Đỏ.

"Như chúng tôi đã nói rõ và nhiều quốc gia khác cũng đã nói rõ, sẽ có hậu quả đối với hành động của Houthi" - ông Blinken phát biểu trong cuộc họp báo ở Bahrain nhưng từ chối cho biết Washington đang xem xét phương án gì.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps cũng đưa ra thông điệp tương tự và kêu gọi Iran kiềm chế Houthi. Phía Mỹ cáo buộc Iran hỗ trợ nhóm này, gồm cả drone và tên lửa tiên tiến, vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an nhưng Iran đã bác bỏ cáo buộc.

Các phương án hợp lý

Mỹ và các đồng minh đang cân nhắc cách ngăn chặn các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ. Hiện nay liên minh gồm hơn 20 nước do Mỹ dẫn đầu đang tuần tra vùng biển này. Hôm

10-1, giới chức Mỹ và Anh cho biết hải quân hai nước đã ngăn chặn một trong những đợt tấn công lớn nhất từ trước đến nay của Houthi.

Các quan chức quân sự cho biết đến nay Mỹ vẫn kiềm chế trên thực địa, tránh tấn công các căn cứ của Houthi ở Yemen, phần lớn vì Washington không muốn phá hoại thỏa thuận ngừng bắn mong manh trong cuộc nội chiến ở Yemen. 

Tuy nhiên nếu các cuộc tấn công của Houthi nghiêm trọng hơn, có thể Mỹ sẽ chuyển sang biện pháp mạnh tay hơn. Lầu Năm Góc đã vạch sẵn kế hoạch tấn công các căn cứ tên lửa và drone ở Yemen, cũng như những cơ sở chứa tàu cao tốc mà Houthi sử dụng để tấn công tàu thuyền.

Trong khi đó, chính quyền ông Biden tuyên bố sẽ bắt Houthi chịu trách nhiệm cho các cuộc tấn công nói trên. Cảnh báo này cho thấy Nhà Trắng có thể đang xem xét kế hoạch tấn công trả đũa ở Yemen. Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby phát biểu trong cuộc họp báo hôm 10-1: "Chúng tôi sẽ làm mọi thứ phải làm để bảo vệ tàu thuyền ở Biển Đỏ".

Ông Nick Childs, nhà nghiên cứu về hải quân và an ninh hàng hải tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS, Anh), nhận định nếu con đường ngoại giao thất bại, Mỹ và các đồng minh sẽ phải cẩn thận lựa chọn các phương án hợp lý nhưng vẫn "tránh dính vào một xung đột khu vực".

Theo các chuyên gia mà Hãng tin Bloomberg phỏng vấn, các phương án này bao gồm: tấn công có mục tiêu (vào các địa điểm phóng tên lửa, radar, kho tên lửa... của Houthi); tấn công quy mô lớn (đưa Houthi trở lại danh sách tổ chức khủng bố, nhắm vào nguồn tài chính của họ và có hành động quân sự rộng hơn nếu cần); hộ tống tàu thuyền qua khu vực; nhân nhượng (như đưa ra các biện pháp khuyến khích tài chính để Houthi cam kết ngừng bắn).

Châu Âu "chia rẽ"

Hiện các thành viên Liên minh châu Âu - trong đó nhiều nước dựa vào kênh đào Suez để vận chuyển dầu và hàng hóa khác - dường như bất đồng trong cách đối phó với các cuộc tấn công của Houthi vốn nổi lên từ tháng 11-2023.

Theo Đài CNN, kể từ ngày 19-11-2023 đến nay, Houthi đã có ít nhất 26 cuộc tấn công nhằm vào tàu thuyền trên Biển Đỏ, đe dọa nền kinh tế toàn cầu khi cản trở tàu thuyền qua Biển Đỏ và kênh đào Suez về phía bắc.

Ông Luigi Scazzieri, nhà phân tích tại Trung tâm Cải cách châu Âu, chỉ ra các nước như Đan Mạch, Hy Lạp và Hà Lan đã tham gia cùng Mỹ trong các hoạt động ở Biển Đỏ nhưng các nước như Pháp, Ý vẫn giữ các tàu dưới sự chỉ huy của họ.

Thế giới lo lắng vì cước vận tải hàng hóa qua Biển Đỏ tăng gần 250%Thế giới lo lắng vì cước vận tải hàng hóa qua Biển Đỏ tăng gần 250%

Giá cước vận tải qua Biển Đỏ được ghi nhận tăng hơn gấp đôi so với tháng 12-2023, trong đó tuyến đường thương mại Á - Âu chịu ảnh hưởng nặng nhất.

Xem thêm: mth.34530847021104202-gnos-yad-od-neib-on-ad-kwahamot-aul-net/nv.ertiout

Comments:4 | Tags:No Tag

“Tên lửa Tomahawk đã nổ, Biển Đỏ dậy sóng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools