vĐồng tin tức tài chính 365

Khúc cua gắt của ngành ngân hàng Mỹ

2024-01-13 14:09

Ngày 12/1, các ngân hàng hàng đầu nước Mỹ gồm JPMorgan Chase, Bank of America và Citigroup công bố báo cáo cho thấy lợi nhuận giảm trong quý IV/2023 do ảnh hưởng kéo dài của lãi suất cao và cuộc khủng hoảng ngân hàng năm ngoái sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank và Signature Bank.

JPMorgan Chase cho biết lợi nhuận của ngân hàng này trong quý IV/2023 đã giảm 15%, mặc dù doanh thu ghi nhận mức cao kỷ lục. Lợi nhuận của JPMorgan giảm vì ngân hàng này phải đóng góp 2,9 tỷ USD cho Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) để cơ quan này tiến hành cuộc đánh giá toàn ngành nhằm chi trả cho những người gửi tiền không có bảo hiểm bị ảnh hưởng do sự sụp đổ của Silicon Valley Bank. Tuy nhiên, tính trong cả năm 2023, JPMorgan Chase vẫn mang về khoản lợi nhuận 50 tỷ USD, cao hơn so với mức 37,6 tỷ USD năm trước đó.

Ông Jamie Dimon, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của JPMorgan, cho biết: "Kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi, sức mua của người tiêu dùng vẫn tốt và thị trường đang mong chờ một cuộc hạ cánh mềm".

Bank of America cũng phải đóng góp 2,1 tỷ USD cho cuộc đánh giá của FDIC liên quan cuộc khủng hoảng ngân hàng hồi năm ngoái. Khoản đóng góp này cùng với một số chi phí khác đã khiến lợi nhuận quý IV/2023 của Bank of America giảm 50% so với cùng kỳ năm 2022.

Khúc cua gắt của ngành ngân hàng Mỹ - Ảnh 1.

Trụ sở JPMorgan Chase tại thành phố New York, Mỹ. Ảnh: Reuters.

Về phần mình, Citigroup thông báo lỗ do khoản đóng góp kinh phí cho cuộc đánh giá của FDIC. Citigroup thông báo khoản lỗ 1,8 tỷ USD trong quý IV/2023.

Ở chiều ngược lại, Wells Fargo đạt lợi nhuận 3,45 tỷ USD trên doanh thu 20,5 tỷ USD. Doanh thu năm 2023 của Wells Farrgo đạt 82,6 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2022. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu đạt 4,83 USD, tăng gần 48% so với mức 3,27 USD năm 2022.

Theo giới phân tích, các ngân hàng lớn ở Mỹ dù ghi nhận lợi nhuận giảm trong quý IV/2023 nhưng vẫn khép lại năm 2023 với nhiều chỉ dấu tích cực nhờ thị trường việc làm khởi sắc, sức mua của người tiêu dùng tiếp tục hồi phục bất chấp tác động của lạm phát và lãi suất cao.

Trong khi đó, theo dự báo của tổ chức nghiên cứu Conference Board, sau vài năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch, tình hình kinh tế Mỹ sẽ dần ổn định trở lại trong năm 2024 và các năm tiếp theo. Lạm phát đang ở mức vừa phải, lãi suất tăng nhưng ổn định, điều kiện thị trường lao động đang hạ nhiệt và chi tiêu tiêu dùng có dấu hiệu giảm tốc.

Trong những tháng gần đây, mặc dù có nhiều đánh giá về triển vọng phục hồi, Conference Board vẫn cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ đối mặt những biến động mới vào đầu năm 2024.

Triển vọng kinh tế Mỹ năm nay chịu chi phối từ nhiều yếu tố, bao gồm lạm phát và lãi suất cao, tiền tiết kiệm phân tán sau đại dịch, nợ tiêu dùng gia tăng và việc khôi phục các khoản vay bắt buộc dành cho sinh viên.

Conference Board dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Mỹ sẽ tăng 2,4% vào năm 2023, nhưng sang năm 2024 con số này sẽ giảm xuống 0,9%. Sau đó, nền kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu phục hồi và tăng trưởng GDP năm 2025 có thể đạt gần 1,7%.

Chi tiêu tiêu dùng của Mỹ đã tăng đáng kể trong năm 2023 bất chấp lạm phát tăng cao và lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, xu hướng này khó có thể duy trì trong dài hạn. Tăng trưởng thu nhập cá nhân khả dụng thực tế đang gặp nhiều trở ngại, trong khi các khoản tiền tiết kiệm được trong đại dịch đang giảm dần và nợ hộ gia đình ngày càng tăng. Ngoài ra, các yêu cầu hoàn trả khoản vay sinh viên mới đang bắt đầu gây ra những gánh nặng lên tiêu dùng.

Do đó, Conference Board dự báo rằng tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng nói chung tại Mỹ sẽ chậm lại từ cuối năm 2023 rồi giảm dần trong quý I-II/2024. Khi lạm phát và lãi suất giảm vào cuối năm 2024, Conference Board kỳ vọng tiêu dùng sẽ bắt đầu tăng trở lại.

Trong khi đó, sau mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý II/2023, tăng trưởng đầu tư kinh doanh đã chậm lại đáng kể trong quý III cùng năm do lãi suất tăng khiến chi phí tài chính trở nên đắt đỏ hơn. Theo các nhà phân tích, xu hướng này sẽ tăng trong vài quý tới khi Fed có khả năng sẽ không cắt giảm lãi suất cho đến giữa năm 2024.

Đầu tư vào khu dân cư vốn đã giảm dần kể từ năm 2021 song bắt đầu tăng trưởng trở lại vào quý III/2023. Nhu cầu về nhà ở và nguồn cung thiếu hụt là nguyên nhân gây ra tăng giá nhà gần đây.

Chi tiêu chính phủ là động lực tăng trưởng tích cực cho kinh tế Mỹ vào năm 2023, chủ yếu do chi tiêu phi quốc phòng liên bang liên quan đến Luật đầu tư cơ sở hạ tầng được thông qua vào năm 2021 và 2022. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có thể sẽ chậm lại vào năm 2024 và 2025 khi các khoản chi tiêu này dần ổn định. Hơn nữa, những biến động chính trị xung quanh chính sách tài khóa, nợ và chi tiêu có thể ảnh hưởng đến chi tiêu của chính phủ trong vài năm tới.

Về lạm phát, tình hình có thể cải thiện khá nhiều trong những quý tới nhưng sẽ không dễ dàng. Những lo ngại về sự gián đoạn thị trường năng lượng do chiến tranh bùng nổ ở Trung Đông đã dịu bớt và giá dầu đã đi xuống. Trong khi đó, áp lực giá phát sinh từ nhà ở và dịch vụ tiếp tục giảm nhẹ, dù vẫn chậm.

Conference Board cho rằng chỉ số lạm phát hàng năm tại Mỹ sẽ duy trì ở mức khoảng 3% vào cuối năm 2023. Mức mục tiêu 2% của Fed sẽ không đạt được cho đến cuối năm 2024.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.74973948031104202-ym-gnah-nagn-hnagn-auc-tag-auc-cuhk/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khúc cua gắt của ngành ngân hàng Mỹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools