vĐồng tin tức tài chính 365

Giảm tỷ lệ sở hữu, chặn chủ ngân hàng "phân thân" cổ phần thành cả "phả hệ"

2024-01-20 08:03

Chặn sở hữu chéo, thao túng, chi phối

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là đạo luật có nhiều nội dung chuyên sâu, có tác động trực tiếp đến chính sách tài chính, tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô.

Luật được thông qua trong bối cảnh, ngành ngân hàng đã trải qua nhiều biến động. Vì thế, việc sửa đổi Luật lần này phải đáp ứng được yêu cầu là bảo đảm sự an toàn, lành mạnh, minh bạch, ổn định và bền vững của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, phát triển theo đúng nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thông lệ, chuẩn mực quốc tế phổ biến.

Luật sửa đổi hướng đến mục tiêu tăng cường quản lý hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng, nhất là quyền sở hữu và cho vay các bên liên quan. Trong đó có mở rộng đối tượng bị coi là liên quan, đồng thời giảm giới hạn cho vay với các bên liên quan là nhắm đến mục tiêu hạn chế việc cho vay "sân sau".

Liên quan đến xử lý sở hữu chéo, thao túng, chi phối tổ chức tín dụng, Luật đã quy định phạm vi người có liên quan đối với quỹ tín dụng nhân dân hẹp hơn so với các loại hình tổ chức tín dụng khác.

Giảm tỷ lệ sở hữu, chặn chủ ngân hàng phân thân cổ phần thành cả phả hệ - Ảnh 1.

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5

Bên cạnh quy định việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần, giới hạn cấp tín dụng, Luật đã bổ sung quy định về cung cấp, công bố công khai thông tin, trong đó, cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tính dụng.

Về hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức. Đồng thời giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng để phù hợp với tính chất và hoạt động của lĩnh vực ngân hàng.

Về can thiệp sớm tổ chức tín dụng, Luật quy định việc công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt.

Về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm, Luật quy định về chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ và Quy định về chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đã nhận làm tài sản bảo đảm trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành để thu hồi nợ.

Theo ông Phạm Văn Thịnh, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được Quốc hội thông qua đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra về quản lý các tổ chức tín dụng, đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro. Bên cạnh đó là bổ sung các công cụ để quản lý hiệu quả các tổ chức tín dụng.

"Quy định về hạn mức cho vay với một khách hàng; các quy định về phòng ngừa rủi ro về thao túng, sử hữu chéo bằng việc mở rộng cổ đông, các đối tượng có liên quan; giảm tỷ lệ cổ phần tối đa cổ đông và nhóm liên quan được nắm giữ…", ông Thịnh nêu một số điểm đáng chú ý về phòng ngừa rủi ro của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Minh bạch để chống thao túng

Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, một cá nhân chỉ sở hữu tối đa 3% vốn điều lệ ngân hàng (so với 5% trước đây). Một tổ chức sở hữu tối đa 10% vốn điều lệ ngân hàng (so với 15% trước đây). Nhóm cổ đông và các bên liên quan sở hữu tối đa 15% vốn điều lệ ngân hàng (so với 20% trước đây). Như vậy, tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn tổ chức, cá nhân và có liên quan đều điều chỉnh thấp xuống so với Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành.

Theo ông Phạm Văn Thịnh, với những quy định mới này sẽ khiến việc thao túng một ngân hàng của một cổ đông hay nhóm người liên quan cổ đông đó sẽ giảm đi. Giúp cho hoạt động ngân hàng minh bạch và an toàn hơn thay vì chịu sự điều hành của một hoặc một nhóm cổ đông.

"Các tỷ lệ sở hữu quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) là xu thế chung của các tổ chức tín dụng nói chung ở khu vực cũng như quốc tế", ông Thịnh nói.

Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng không phải vấn đề mới. Vấn đề này đã được đặt ra từ hơn 10 năm nay, kể từ sau vụ án xảy ra ở Ngân hàng ACB. Tuy nhiên, tình trạng sở hữu chéo ngân hàng vẫn khiến cơ quan quản lý Nhà nước "đau đầu" bởi việc xử lý không hề đơn giản và đang ngày càng biến tướng phức tạp hơn.

Giảm tỷ lệ sở hữu, chặn chủ ngân hàng phân thân cổ phần thành cả phả hệ - Ảnh 2.

Theo ông Phạm Văn Thịnh, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, việc chống thao túng ngân hàng cần đồng bộ các giải pháp

Với các quy định mới Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ được kỳ vọng là sẽ góp phần hạn chế tình trạng sở hữu chéo, mà quan trọng nhất là phải nâng cao chất lượng quản lý, giám sát sở hữu chéo trong các ngân hàng thương mại cổ phần.

Trước khi được thông qua, khi thảo luận dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đã nêu lên một thực tế, các chủ ngân hàng có thể "phân thân" cổ phần thành cả "phả hệ". Vì vậy, quy định dù chỉ nắm giữ 1% cổ phần nhưng họ vẫn có thể chi phối ngân hàng.

Về vấn đề này theo ông Phạm Văn Thịnh, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, việc giảm tỷ lệ sở hữu chỉ là một trong các yếu tố để ngăn việc chi phối, thao túng ngân hàng. Để chống thao túng cần nhiều công cụ đi theo, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã mở rộng các đối tượng có liên quan của cổ đông. Bên cạnh đó là yêu cầu công khai thông tin, ngân hàng và cổ đông lớn (sở hữu từ 1% trở lên) thì phải công khai. Ngân hàng phải công khai toàn bộ danh sách cổ đông lớn và những người có liên quan…

"Việc công khai thông tin sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan giám sát, thanh kiểm tra để đánh giá mức độ rủi ro của các tổ chức tín dụng", ông Thịnh đánh giá.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.97142236002104202-eh-ahp-ac-hnaht-nahp-oc-naht-nahp-gnah-nagn-uhc-nahc-uuh-os-el-yt-maig/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giảm tỷ lệ sở hữu, chặn chủ ngân hàng "phân thân" cổ phần thành cả "phả hệ"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools