"Các doanh nghiệp thuộc tổ hợp công nghiệp quốc phòng phối hợp với quân đội đang hoàn thiện các cuộc thử nghiệm tên lửa mini chống máy bay không người lái. Dự kiến trong thời gian tới các hệ thống tên lửa phòng không này sẽ được đưa vào sử dụng, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên phạm vi cả nước và tại các khu vực hoạt động quân sự đặc biệt", nguồn tin Sputnik cho biết.
Các tên lửa mini này sẽ được sử dụng như một phần của hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-SM đã được hiện đại hóa, vốn đã được đưa đến khu vực hoạt động quân sự đặc biệt vào năm ngoái.
Tên lửa mới có bố cục tiêu chuẩn cho tổ hợp Pantsir nhưng có kích thước giảm đáng kể cả về đường kính và chiều dài. Nhờ đó, một hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-SM có thể được trang bị 48 tên lửa chống máy bay không người lái (UAV) thay vì 12 tên lửa tiêu chuẩn.
Tên lửa săn UAV mới rẻ hơn đáng kể so với tên lửa tiêu chuẩn, điều này sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-SM.
Sau khi hoàn thành các cuộc thử nghiệm tên lửa chống UAV, Bộ Quốc phòng Nga sẽ xác định các điều kiện và khối lượng cung cấp cho quân đội.
Công nghệ chống UAV là một lĩnh vực phát triển nhanh chóng nhằm chống lại mối đe dọa ngày càng tăng do loại vũ khí gây ra. Hệ thống này sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như gây nhiễu tần số vô tuyến, nhiễu tín hiệu và phá hủy vật lý để vô hiệu hóa UAV trên không.
UAV đã trở thành mối đe dọa chủ yếu trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Để chống lại mối đe dọa tiềm tàng từ UAV của Ukraine, Nga đã gắn các thiết bị gây nhiễu lên xe tăng và các phương tiện quân sự khác.
Đây là ví dụ điển hình về chiến tranh điện tử trên chiến trường, khi cả hai bên trong cuộc xung đột đều tăng cường phòng thủ bằng thiết bị gây nhiễu để bảo vệ quân đội khỏi UAV.
Xem thêm: nhc.186916490621042881-ial-iougn-gnohk-yab-yam-gnohc-aul-net-meihgn-uht-hnaht-naoh-agn/nv.fefac