vĐồng tin tức tài chính 365

Tết cận kề, người dân "thắt chặt hầu bao", siêu thị lớn cũng than ế

2024-01-26 15:46

Sức mua èo uột khiến nỗi lo thêm nặng nề

Thị trường hàng hóa tết đã chính thức vào "cuộc đua" quyết liệt. Khảo sát cho thấy, giá cả các mặt hàng đặc biệt phục vụ ngày tết không biến động nhiều, thậm chí một số mặt hàng bánh mứt, thịt heo giá còn thấp hơn so với cùng thời điểm năm ngoái.

Hiện chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán 2024, nhưng sức mua èo uột khiến nỗi lo thêm nặng nề.

Trao đổi với Vietnamnet, lãnh đạo một hệ thống siêu thị lớn chia sẻ: “Hàng ế lắm, sức mua giảm mạnh so với Tết năm ngoái”.

Hiện bước vào cao điểm mua sắm Tết nhưng vị lãnh đạo này thừa nhận, sức mua chỉ nhỉnh hơn ngày thường và còn kém xa so với kỳ vọng tăng 20-30% mà doanh nghiệp tính toán trước đó. Ngay cả những mặt hàng cơ bản cho Tết như bánh kẹo, bia rượu, thực phẩm... lượng tiêu thụ những ngày này cũng chỉ tăng 5-10% so với ngày thường. Năm nay kinh thế khó khăn, người dân có xu hướng “thắt chặt hầu bao”. Khi lên kế hoạch chuẩn bị hàng hoá Tết, doanh nghiệp khá dè dặt trữ hàng. Lượng hàng Tết năm nay dự trữ đều giảm so với những Tết trước đó, song nguy cơ ế vẫn cao dù đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi để kích cầu mua sắm.

Chị Chu Minh Phương, chuyên buôn bán các loại mứt trái cây tại Hai Bà Trưng (Hà Nội), thừa nhận, đã giữa tháng Chạp nhưng vẫn èo uột khách.

Theo c Phương, những mặt hàng mứt trái cây này của chị được nhập về bán sỉ theo cân, theo thùng hoặc đóng theo hộp để phục vụ nhu cầu mua làm quà biếu tặng Tết. Năm ngoái, chỉ riêng hộp mứt trái cây, tổng lượng hàng bán ra lên tới gần 2 vạn hộp. Lượng mứt bán sỉ theo cân cũng tới 4-5 tấn.

Năm nay, người dân thắt chặt chi tiêu, lượng hàng chị dự trữ để bán Tết chỉ bằng 2/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, hàng vẫn ế nặng dù giá bán không tăng.

“Đến thời điểm này, tôi mới tiêu thụ hết 30% so hàng tích trữ dù Tết đã cận kề", chị Phương nói. Theo tính toán của chị, người dân chỉ tập trung mua sắm nhiều trong khoảng 10 ngày tới. Nếu hàng không tiêu thụ hết thì vụ Tết này lỗ nặng.

Để kích cầu mua sắm dịp Tết, các hệ thống siêu thị đồng loạt tung ra chương trình khuyến mãi giảm giá sâu từ 10-40% áp dụng với nhiều mặt hàng thiết yếu. Thậm chí, mặt hàng thịt lợn, sau khi khuyến mãi giá còn rẻ hơn cả ngoài chợ.

Tiêu dùng & Dư luận - Tết cận kề, người dân 'thắt chặt hầu bao', siêu thị lớn cũng than ế

Ảnh minh họa.

Thông tin thêm trên báo Thanh Niên, tại một số chợ bán lẻ truyền thống tại Tp.HCM, tình hình kinh doanh thực phẩm cũng khá ế ẩm. Tại chợ Tân Định (Q.1), nhiều sạp đã đóng cửa nghỉ bán hoặc thông báo sang sạp. Khu vực bán thực phẩm hằng ngày có khách qua lại đông nhất, nhưng người mua thì thưa thớt. Chị Trang, tiểu thương bán thịt tại chợ này, cho biết: "Hiện nay các quầy thịt xung quanh đã nghỉ gần hết rồi, còn vài sạp mà cũng bán rất chậm. Bình thường mọi năm khách mua rất đông, nhưng thời điểm này gần tết, quá trưa rồi mà thịt vẫn còn khá nhiều".

Tại các chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh), chợ Gò Vấp (Q.Gò Vấp), chợ Đa Kao (Q.1), tình hình mua bán cuối năm cũng hết sức èo uột. Cô Nguyễn Thị Cúc, kinh doanh thịt heo hơn 20 năm nay tại chợ Đa Kao, than thở: "Sắp tết mà tình hình mua bán chậm lắm, mấy hôm nay giá thịt heo tăng lên nhưng khách mua ít thì tăng giá lại càng khó bán".

Với tình hình tiêu thụ thịt heo có phần chậm trong khi thời điểm giáp tết đang đến gần, theo lý giải của lãnh đạo Sở Công thương Tp.HCM, thịt heo vốn là nguồn thực phẩm phổ biến dùng trong các bếp ăn, hàng quán; tuy nhiên thời gian qua, một bộ phận người lao động mất việc làm hoặc chuyển dịch về quê nên kênh mua hàng từ các bếp ăn tập thể, những người lao động sụt giảm. Ngoài ra, hộ gia đình cũng giảm chi tiêu dẫn đến nguồn cung dư thừa.

Nguồn cung lương thực thực phẩm dồi dào, giá cả không biến động lớn

Trước đó tại buổi làm việc với ngành Công Thương về cung ứng hàng Tết, đại diện WinCommerce (đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị Winmart/Winmart+) nhận định, tháng cận Tết nhu cầu mua sắm tăng khoảng 20% so với các tháng khác trong năm.

Theo đó, doanh nghiệp đã lên phương án cung ứng hàng hóa 2-3 tháng trước Tết, đồng thời thu mua hàng hóa các tỉnh, địa phương để chuẩn bị cho dịp Tết, chú trọng các mặt hàng trọng tâm như rau củ quả, thịt, trứng, cá... Hiện nguồn cung lương thực thực phẩm dồi dào, giá cả không biến động lớn.

Kỳ vọng sức mua tăng 50%, bà Nguyễn Thị Kim Dung, đại diện Saigon Co.op - cũng cho biết, doanh nghiệp đã dự trữ nguồn hàng hóa thiết yếu phục vụ trước và sau Tết Nguyên đán với tổng giá trị lên đến 10.000 tỷ đồng, tăng từ 20-50% tùy theo nhóm hàng so với các tháng trong năm.

Bên cạnh đó, Công ty CP Bánh mứt kẹo Hà Nội, BRG Mart, BigC... chia sẻ, lượng dự trữ hàng hóa, thực phẩm của doanh nghiệp tăng 2,5 lần so với những tháng trong năm. Bởi, các doanh nghiệp kỳ vọng sức mua sẽ tăng 20-40% so với ngày thường.

Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, ngành Công Thương Hà Nội đã lên phương án dự trữ lượng hàng hóa trị giá 40.900 tỷ đồng, tăng 10% so với Tết năm 2023. Trong đó ưu tiên hàng Việt Nam và đặc sản vùng miền.

Cụ thể, Tp.Hà Nội dự trữ 58.500 tấn thịt lợn, 292.000 tấn gạo, 19.500 tấn gia cầm, 16.200 tấn thịt bò, 390 triệu quả trứng, 325.500 tấn rau củ, 16.260 tấn thủy sản, 16.260 tấn thực phẩm chế biến, 1500 tấn bánh kẹo,...

Tại Tp.HCM có 45 doanh nghiệp tham gia cung ứng, phân phối các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán và là đầu mối của nhiều chuỗi cung ứng hàng hóa từ sản xuất đến lưu thông, phân phối. Các doanh nghiệp này chuẩn bị hơn 22.000 tỷ đồng, trong đó hàng bình ổn chiếm 8.500 tỷ đồng.

Ngoài ra, tại 3 chợ đầu mối và 221 chợ truyền thống trên địa bàn Tp.HCM, dự kiến thời điểm cận Tết, lượng hàng nhập về chợ tăng khoảng 80% so với ngày thường, lên đến 13.000-15.000 tấn/ngày.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đảm bảo cung ứng đủ xăng dầu dịp Tết Giáp Thìn 2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 09/CĐ-TTg ngày 24/1 về việc bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và thời gian tới. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình thị trường xăng dầu thế giới và trong nước; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, kịp thời điều chỉnh phân giao tổng nguồn xăng dầu phù hợp với tình hình thị trường; chủ động có giải pháp từ sớm, từ xa và có phương án bù đắp nguồn cung xăng dầu phù hợp trong mọi tình huống; tuyệt đối không để xảy ra thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân, daonh nghiệp. Đồng thời phối hợp các cơ quan liên quan xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về kinh doanh xăng dầu, có giải pháp kịp thời không để ảnh hưởng, gián đoạn nguồn cung xăng dầu trên địa bàn các tỉnh, thành phố, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sắp tới. Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu theo đúng quy định, phù hợp với tình hình thị trường và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân…

Trúc Chi (t/h)

Xem thêm: lmth.084746a-e-naht-gnuc-nol-iht-ueis-oab-uah-tahc-taht-nad-iougn-ek-nac-tet/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tết cận kề, người dân "thắt chặt hầu bao", siêu thị lớn cũng than ế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools