Thị trường chứng khoán Mỹ có một rủi ro không ngờ. Đó là người cao tuổi.
Theo Rosenberg Research, những người từ 55 tuổi trở lên chiếm 80% quyền sở hữu chứng khoán ở Mỹ. Đó sẽ là một vấn đề lớn nếu nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
Nhà kinh tế học David Rosenberg lưu ý rằng những người về hưu không có đủ khả năng để mua và nắm giữ các khoản đầu tư trong thời kỳ thị trường suy giảm. Nếu suy thoái thành hiện thực, hành vi bán ra với lý do bắt nguồn từ nhân khẩu học có thể làm trầm trọng thêm vòng xoáy suy thoái và tác động lan sang chi tiêu của người tiêu dùng.
Ông Rosenberg đã cảnh báo tình trạng suy giảm có thể xảy ra. Vì thị trường năm nay trông rất giống với năm 2022.
Về cơ bản, khi con người già đi, họ sẽ không còn nhiều thời gian để tiếp tục nắm giữa cổ phiếu trong thời kỳ suy thoái. Vì vậy, suy thoái sẽ châm ngòi cho một đợt bán tháo nhanh chóng. Người về hưu lúc này sẽ điều chỉnh lại danh mục đầu tư của họ. Điều ngày khiến thị trường giảm càng thêm giảm trong bối cảnh nền kinh tế giảm tốc.
Các chuyên gia thường khuyên rằng người cao niên nên chuyển sang các khoản đầu tư an toàn hơn. Nhưng khi con người sống thọ, họ sẽ cần những khoản lợi nhuận cao trong thời gian dài để có tiền tiêu trong những năm an dưỡng tuổi già.
Kể từ thập niên 1990, qua cuộc Đại Khủng hoảng Tài chính, những người thuộc thế hệ Baby Boomer (người sinh từ năm 1946 đến 1964) đã đều đặn tăng cường sở hữu chứng khoán. Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu trong nhóm tuổi này tăng từ dưới 60% vào những năm 90, lên 65% trước vụ sụp đổ năm 2008, lên 75% trước đại dịch Covid-19 và lên tới 80% như hiện nay.
Câu chuyện với các loại tài sản có lợi nhuận cố định như trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi (CD) lại khác. Tỷ lệ thế hệ cũ sở hữu tài sản những tài sản này vẫn giữ ở khoảng 84%.
Nhà kinh tế học Rosenberg nói: “Thật khó để chú ý đến yếu tố cơ bản như nhân khẩu học giữa những biến động dồn dập hàng ngày trên thị trường, nhưng chúng vẫn ở đó và không nên bỏ qua”.
Theo MI