Vàng là mặt hàng có mức tăng cao nhất, tới 2,55% so với tháng 12/2023 và tăng 15,43% so với cùng kỳ năm trước. Những ngày cuối tháng 1/2024, giá vàng thế giới giảm, nhưng vàng trong nước tăng do nhu cầu mua sắm vàng trước tết Nguyên đán tăng.
Giá gạo tăng tiếp tục là nguyên nhân khiến chỉ số tiêu dùng tháng 1/2024 tăng - Ảnh: Thanh Hoa |
Tuy nhiên giá vàng không là yếu tố làm tăng chỉ số CPI mà là do giá gạo và giá điện. Trong tháng qua giá gạo tăng cao chiếm vị trí thứ hai trong nhóm hàng hoá tăng giá, mức tăng là 2,36% do ảnh hưởng từ giá gạo xuất khẩu tăng, nhu cầu tiêu dùng các loại gạo tẻ, gạo ngon, gạo nếp tăng khi dịp tết Nguyên đán sắp tới. Giá gạo tăng đã tác động tới chỉ số giá các mặt hàng lương thực khác như giá bún, bánh phở, bánh đa, miến, ngũ cốc, bột mì, mì sợi… đều tăng.
Hiện giá lẻ điện sinh hoạt tháng 1/2024 tăng tới 1,29% là nguyên nhân thứ hai làm cho chỉ số CPI tăng. Bên cạnh đó, giá các loại thủy sản chế biến, thuỷ sản tươi sống, giá thịt heo, đường, bánh, kẹo mứt… đều có xu hướng tăng nhẹ do nhu cầu tiêu dùng chuẩn bị cho dịp tết Nguyên đán đang tăng.
Các mặt hàng thực phẩm thì lại có xu hướng giảm 0,09% so với tháng trước. Giảm nhiều nhất là rau tươi, như cà chua giảm tới hơn 12%, su hào và bắp cải giảm hơn 6%, các loại rau khác như khoai tây, rau gia vị… đều giảm gần 2%.
Thanh Hoa
Xem thêm: lmth.9611151a-13-0-gnat-4202-1-gnaht-gnud-ueit-aig-os-ihc-mal-neid-oag-aig/nv.moc.enilnounuhp.www