vĐồng tin tức tài chính 365

"Biến vũ khí thành đồ chơi", tạo nên cơn sốt mới: Trung Quốc đúng là giỏi nhìn thấy thứ có thể đẻ ra tiền

2024-01-30 07:50

Trung Quốc kỳ vọng vượt mặt "ông trùm" Lego

Mọi người đều có niềm đam mê sâu sắc đối với thứ gì đó. Người yêu thích một đội thể thao, người mê một ca sĩ nhạc pop hoặc một nhà văn. Đối với Li Haochen, điều làm anh hứng thú hơn cả là tìm hiểu về Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Chàng trai 25 tuổi bị ám ảnh về những bức hình khí tài quân sự mới giống như cách những người hâm mộ điện ảnh nghiền ngẫm những đoạn trailer về một bộ phim bom tấn sắp ra mắt. Năm ngoái, anh dành phần lớn thời gian rảnh để theo dõi lễ hạ thủy Phúc Kiến - tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc.

"Bất cứ khi nào có một bức ảnh được tung ra, tôi sẽ dành nhiều thời gian online với nhóm người có chung sở thích để suy đoán về loại vũ khí mới đưa vào biên chế", Li nói với Sixth Tone.

Ở Trung Quốc, những người yêu thích quân sự như Li có tầm ảnh hưởng lớn trong những năm gần đây. Trang web diễn đàn dành cho người hâm mộ quân sự Tiexue, hay "Iron Blood", có hơn 10 triệu người dùng cho đến khi đóng cửa vào năm 2022.

Các cộng đồng người hâm mộ lớn cũng mọc lên trên các nền tảng như Weibo, Bilibili và Zhihu.

Giờ đây, những người hâm mộ PLA cuồng nhiệt còn thể hiện sự hiện diện ở một lĩnh vực khác: thị trường đồ chơi.

"Biến vũ khí thành đồ chơi", tạo nên cơn sốt mới: Trung Quốc đúng là giỏi nhìn thấy thứ có thể đẻ ra tiền - Ảnh 1.

Các thương hiệu đồ chơi trong nước bắt đầu tung ra các mô hình kiểu Lego dựa trên hệ thống vũ khí của Trung Quốc, với hy vọng thu hút một thế hệ mới những người trẻ yêu nước có cùng sở thích. Tàu cướp biển hay tháp Eiffel đã bị loại khỏi xu thế. Giờ là thời của xe tăng và tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Bằng cách này, các công ty Trung Quốc hy vọng sẽ vượt qua Lego - công ty Đan Mạch từ lâu đã thống trị thị trường đồ chơi khối khổng lồ ở quốc gia tỷ dân, với giá trị tăng từ 14,2 tỷ nhân dân tệ (2,1 tỷ USD) vào năm 2017 lên 20,6 tỷ nhân dân tệ vào năm 2021.

Lego có chính sách không sản xuất mô hình thiết bị quân sự thực tế, một kẽ hở mà các đối thủ trong nước muốn khai thác.

Chiến lược này có vẻ đang phát huy tác dụng. Các thương hiệu Trung Quốc cho biết họ đã đạt được một số thành công lớn với các sản phẩm lấy cảm hứng từ PLA.

Lấp đầy chỗ trống

Khi Sembo - một công ty đồ chơi có trụ sở tại tỉnh Quảng Đông phía nam Trung Quốc - tung ra mô hình tàu sân bay "Sơn Đông" vào năm 2020, doanh thu cả năm của công ty được cho là đã tăng 30%.

Lin Zezhe, tổng giám đốc của Sembo, nói với Hiệp hội Sản phẩm Đồ chơi và Trẻ em Trung Quốc vào năm 2021: "Dựa trên dữ liệu bán hàng trực tuyến, ngay cả người tiêu dùng nữ cũng thích loại sản phẩm này".

"Biến vũ khí thành đồ chơi", tạo nên cơn sốt mới: Trung Quốc đúng là giỏi nhìn thấy thứ có thể đẻ ra tiền - Ảnh 2.

Với Li Haochen, anh cho rằng những mô hình quân đội theo phong cách Lego quá "dễ thương và trẻ con". Những món đồ chơi quân sự mới, với vẻ ngoài hầm hố, là thứ chinh phục được anh. Năm ngoái, Li mua mẫu tàu "Phúc Kiến" yêu thích do thương hiệu Toptoy của Trung Quốc sản xuất và cảm thấy rất ấn tượng.

"Với khoảng 4.000 mảnh ghép, mô hình có chiều dài khoảng 1 mét này đạt được mức độ chân thực rất cao", anh nói.

Hiện có hơn 100 công ty đồ chơi hình lắp ráp ở Trung Quốc, hầu hết tập trung ở Sán Đầu, một thành phố ven biển phía nam.

Trong những năm 1980 và 90, các công ty này chủ yếu sản xuất đồ chơi cho các thương hiệu quốc tế.

Sau đó, khi sự nổi lên của trò chơi điện tử làm gián đoạn ngành đồ chơi vật lý, họ chuyển hướng sang thị trường nội địa và bắt đầu sản xuất bộ đồ chơi ghép hình của riêng mình. Nhưng họ phải mất một thời gian dài để phát triển các sản phẩm độc đáo, có tính cạnh tranh.

Liu Zhaowen, giám đốc tiếp thị của Guangdong QMAN Toys - một trong những thương hiệu đồ chơi lắp ráp lâu đời nhất đất nước - cho biết:

"Lúc đầu, chúng tôi không có nhiều ý tưởng để phát triển sản phẩm, vì vậy chúng tôi chủ yếu đi theo những mẫu đã phổ biến trên thị trường, chẳng hạn như cảnh sát, lính cứu hỏa và quân đội".

Được thành lập vào năm 1994, QMAN nhắm đến đối tượng trẻ em dưới 12 tuổi. Nhưng trong những năm gần đây, công ty đã mở rộng đến những người yêu thích quân sự.

Liu cho biết, hai trong số những sản phẩm mới được ưa chuộng nhất bao gồm các mẫu máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41.

Các bộ này thậm chí còn có cả các mô hình riêng biệt của các thành phần cốt lõi như động cơ phản lực mạnh mẽ của J-20.

Liu cho biết: "Thiết kế này thực sự dựa trên nhiều năm kinh nghiệm tìm tòi các chủ đề mô hình quân sự và hiểu biết về người yêu thích quân sự".

"Biến vũ khí thành đồ chơi", tạo nên cơn sốt mới: Trung Quốc đúng là giỏi nhìn thấy thứ có thể đẻ ra tiền - Ảnh 3.

Tính thực tế cao

Sự quan tâm của công chúng Trung Quốc đối với quân đội đã được thúc đẩy bởi một số yếu tố trong những năm gần đây, trong đó có việc Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào hiện đại hóa PLA, dẫn đến sự ra mắt các nền tảng vũ khí mới cao cấp như tàu sân bay Phúc Kiến.

Echo Chen, 30 tuổi đến từ Thượng Hải, bắt đầu xây dựng mô hình hệ thống vũ khí Trung Quốc từ hai năm trước. Bộ đầu tiên cô mua là mẫu DF-21D của Sembo, hệ thống tên lửa thường được gọi là "sát thủ tàu sân bay".

Đối với Chen, bộ đồ chơi này gợi lại ký ức về lần chứng kiến tên lửa được ra mắt trong cuộc duyệt binh năm 2015 ở Bắc Kinh.

"Tôi đã nghe cha và chồng tôi giải thích về khả năng mạnh mẽ của các loại vũ khí được trưng bày khi cùng nhau xem các cuộc duyệt binh trên TV", Chen nói. "Nhưng sau khi tự mình lắp ráp các mô-đun cốt lõi, tôi đã hiểu sâu hơn về vũ khí và sức mạnh của chúng".

Giống như Lego đã tăng doanh số bán hàng bằng cách tung ra các sản phẩm dựa theo phim "Chiến tranh giữa các vì sao" và "Harry Potter", Sembo đã làm điều đó với việc kết hợp cùng loạt phim khoa học viễn tưởng hành động "Lưu lạc địa cầu" của Trung Quốc.

Công ty đã bán được hàng chục nghìn mẫu xe bọc thép chở quân đặc trưng trong bộ phim gốc ngay sau khi ra mắt vào năm 2019.

Mặc dù là một tác phẩm khoa học viễn tưởng, "Lưu lạc địa cầu" cũng có chủ đề quân sự nổi bật.

Không giống như "Chiến tranh giữa các vì sao", công nghệ trong phim Trung Quốc có tính thực tế.

Đài truyền hình nhà nước CCTV thậm chí còn sản xuất một chương trình có các chuyên gia quân sự giải thích về vũ khí trong phim dựa trên hệ thống nào ngoài đời. Đối với Li, điều đó khiến nội dung trở nên hấp dẫn với người hâm mộ.

Xem thêm: nhc.509232560031042881-neit-ar-ed-eht-oc-uht-yaht-nihn-ioig-al-gnud-couq-gnurt-iom-tos-noc-nen-oat-iohc-od-hnaht-ihk-uv-neib/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“"Biến vũ khí thành đồ chơi", tạo nên cơn sốt mới: Trung Quốc đúng là giỏi nhìn thấy thứ có thể đẻ ra tiền”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools