vĐồng tin tức tài chính 365

'Hai lúa' livestream bán hàng Tết, nhiều đặc sản lên sóng

2024-01-30 10:52
Tiktoker Trần Xa bán hàng trăm món hàng đặc sản quê nhà qua mỗi phiên live, thu về hàng chục  triệu đồng - Ảnh: T.HUYỀN

Tiktoker Trần Xa bán hàng trăm món hàng đặc sản quê nhà qua mỗi phiên live, thu về hàng chục triệu đồng - Ảnh: T.HUYỀN

Nhiều người vốn là "hai lúa" chính hiệu đã tự mò mẫm lập kênh TikTok, YouTube... để bán hàng Tết và đạt hiệu quả vượt cả mong đợi.

 Nhiều cửa hàng cũng tổ chức cho nhân viên livestream để bán sản phẩm khi mà việc mua bán bằng hình thức truyền thống chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng.

Nông dân trở thành TikToker, Facebooker... bán hàng tết

Chị Quách Ái, chủ kênh TikTok Quách Ái Miền Tây với hơn 269.000 lượt follower và 4,2 triệu lượt thích, cho biết ban đầu hai vợ chồng không có việc làm ổn định nên khi xem TikTok, thấy nhiều người bán hàng nên tập lập kênh và làm thử.

 Những mặt hàng đem ra bán là sản phẩm quê nhà như chuối khô, mứt dừa, cá, mực khô, sản phẩm dầu gội đầu...

"Không ngờ được đông đảo người dùng ủng hộ, tôi bắt đầu làm thêm các tiểu cảnh, nhà xưa, các clip chế biến, bắt cá vui nhộn nên nhiều người ủng hộ, doanh thu hơn 100 triệu đồng mỗi tháng. 

Khách hàng đa phần trẻ tuổi, mua bán nhanh gọn. Mình trực tiếp sản xuất và live, khách sẽ có niềm tin hơn, bán được giá ngọn nên lợi nhuận cũng tốt hơn", chị Ái chia sẻ.

Chị Trần Thị Xa (huyện Đầm Dơi, Cà Mau) cũng cho biết sau một thời gian bán hàng qua kênh Facebook, chị quyết định chuyển sang livestream bán hàng trên TikTok vào mùa Tết năm nay và có nhiều đơn hàng bất ngờ.

 "Khoảng một tháng trở lại đây, mỗi phiên live tôi có hàng trăm đơn hàng, giá trị bán ra sau mỗi phiên hơn 30 triệu đồng. Làm theo cách này vừa tiện tiếp cận khách hàng để quảng bá sản phẩm vừa bán được hàng, lợi cả đôi đường", chị Xa nói.

Nhiều TikToker, YouTuber và Facebooker là nông dân "tay ngang" cho biết đã đổi đời nhờ thu nhập khủng từ các kênh bán hàng của mình. 

Tuy nhiên, công việc cũng khá vất vả và ngán nhất là nhiều người đặt hàng cho vui rồi không nhận, tốn công sức và thời gian vận chuyển tới lui nhiều.

"Nhiều khi tôi live hơn bốn giờ/buổi, không kịp ăn uống, có những khi live đến khàn giọng cũng phải ráng vì còn khách hàng trên đó. Hàng đi nhiều, các phần mềm và máy móc hỗ trợ xuất và in đơn hàng nên cũng nhẹ được vài phần", một TikToker nói.

Một Facebooker cho biết bán hàng qua mạng tiện dụng vì thanh toán đa phần qua chuyển khoản, qua hệ thống thu hộ nên các phần mềm sẽ hỗ trợ mình các khâu thống kê lượng hàng bán được, hàng còn lại, số tiền thu được.

"Quan trọng là xây dựng được kênh mạnh, uy tín, nội dung đa dạng, sáng tạo, hấp dẫn người xem là thành công", một TikToker cho hay.

Tăng cường quảng bá, bán hàng qua kênh online

Cửa hàng đặc sản ĐBSCL (phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) bán hơn 600 mặt hàng, trong đó có 450 sản phẩm OCOP như ba khía muối Cô Mới, gạo ST, kẹo đậu phộng Cẩm Phát, khô cá lóc Tứ Quý, lạp xưởng Mai Quế Lộ Mỹ Yến, mắm tép không vỏ Mai Anh, mắm trứng cá lóc Bà Giáo Khỏe...

Ngoài ra, cửa hàng có làm giỏ quà OCOP từ 8 - 10 sản phẩm để làm quà biếu Tết với mức giá 1,2 - 1,3 triệu đồng/giỏ. Thế nhưng không khí mua sắm tại đây cũng khá trầm lắng dù Tết đã cận kề. 

Ông Nguyễn Bỉnh Khiêm, chủ cửa hàng đặc sản ĐBSCL, cho biết đến thời điểm này sức mua chỉ bằng 1/2 năm rồi, có mặt hàng đạt 2/3 năm rồi.

Sau khi gạo ST25 đoạt giải gạo ngon nhất thế giới, lượng khách tăng khoảng 10% nhưng số lượng mua lại ít hơn. 

"Ví dụ năm rồi, khách mua tặng cho nhân viên 3 túi gạo thì năm nay còn 2 túi hoặc còn 1 túi. Chủ yếu khách mua lẻ, còn mua làm quà tặng khá ít", ông Khiêm nói. 

Để tiếp cận với khách hàng nhiều hơn, theo ông Khiêm, nhân viên của cửa hàng đã chuyển sang livestream bán hàng và có kết quả khá tốt.

Trong khi đó, bà Nguyễn Kim Thùy, giám đốc HTX Kỳ Như (Hậu Giang), cho biết HTX đã chuẩn bị 60 tấn hàng hóa phục vụ Tết nhưng sức mua không như kỳ vọng. 

Do đó, ngoài bán hàng qua kênh truyền thống, HTX còn đẩy mạnh bán hàng qua Zalo, Facebook, sàn thương mại điện tử.

Theo ông Trần Duy Linh - giám đốc Công ty TNHH chế biến dừa sáp Cầu Kè (Trà Vinh), doanh nghiệp này đã cắt giảm chi phí, chủ động thiết kế lại giá cả bộ quà Tết cho hợp lý. 

Thay vì năm trước trung bình 1 triệu đồng/bộ quà Tết, năm nay chỉ hơn 200.000 đồng/bộ với đa dạng mặt hàng.

Doanh nghiệp này cũng thường xuyên tổ chức livestream bán hàng và mời KOL cùng tham gia. "Kết quả livestream bán hàng rất tốt. Công ty đang củng cố lại nhân sự để đẩy mạnh kênh này lên nữa", ông Linh cho biết.

Bùng nổ livestream bán hàng Tết Giáp ThìnBùng nổ livestream bán hàng Tết Giáp Thìn

Những tháng cận Tết Giáp Thìn, xu hướng bán hàng truyền thống được thay bằng livestream giới thiệu sản phẩm trên các nền tảng trực tuyến.

Xem thêm: mth.6152348003104202-gnos-nel-nas-cad-ueihn-tet-gnah-nab-maertsevil-aul-iah/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Hai lúa' livestream bán hàng Tết, nhiều đặc sản lên sóng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools