vĐồng tin tức tài chính 365

Ngân hàng quốc doanh "sống khỏe"

2024-01-31 09:17

Lợi nhuận phục hồi tại nhiều nhóm chủ chốt

Theo cập nhật mới nhất từ FiinGroup, 779 ngân hàng và doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, chiếm 55,4% vốn hóa thị trường đã công bố kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2023. Dù mới hé mở hơn một nửa "bức tranh" nhưng đã cho thấy nhiều điểm sáng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và doanh nghiệp.

Cụ thể, nhóm tài chính tăng 19,7%, nhóm phi tài chính tăng 28,4%. Đáng chú ý là cả nhóm tài chính và phi tài chính tính đến hiện tại cùng ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 2 con số trong quý IV năm ngoái, tương ứng 20% và 28% so với cùng kỳ. Đặc biệt, nhóm dịch vụ tài chính, chủ yếu là các công ty chứng khoán có mức tăng trưởng chung đến hơn 8.500%, nguyên nhân bởi mức nền thấp, thậm chí nhiều doanh nghiệp thua lỗ ở cuối năm 2022.

Ngân hàng quốc doanh sống khỏe - Ảnh 1.

Điểm nhấn trong bức tranh kết quả kinh doanh năm vừa qua là sự phục hồi xuyên suốt

Điểm nhấn trong bức tranh kết quả kinh doanh năm vừa qua là sự phục hồi xuyên suốt. Nếu như quý I năm ngoái, lợi nhuận toàn thị trường sụt giảm tới hơn 20%, quý II thu hẹp đà giảm còn hơn 13% thì quý III đã đánh dấu sự tăng trưởng trở lại. Và theo cập nhật đến hiện tại, lợi nhuận quý IV của các ngân hàng và doanh nghiệp đang tăng trưởng tới gần 26% so với cùng kỳ.

Nhóm tài chính gồm ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính chiếm gần 40% vốn hóa thị trường đóng góp phần lớn mức tăng trưởng, đặc biệt là dịch vụ tài chính bởi mức nền thấp của năm 2022.

Cùng với đó, ở nhóm phi tài chính nổi bật lên 2 ngành là bất động sản và rài nguyên cơ bản, ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận đột biến trong quý IV.

Chiếm khoảng 20% vốn hóa thị trường, nhóm thực phẩm - đồ uống - hóa chất - hàng & dịch vụ công nghiệp cũng ghi nhận quý IV là quý tăng trưởng duy nhất trong cả năm. Tuy nhiên, tính chung cả năm, nhóm này vẫn là tác nhân kéo giảm tăng trưởng lợi nhuận của toàn thị trường.

Tổng hợp báo cáo của các doanh nghiệp, đại diện FiinGroup nhận định, mức tăng trưởng lợi nhuận cao được dẫn dắt bởi ngành ngân hàng, chứng khoán, thép, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của nhóm dầu khí và đường được hưởng lợi từ các yếu tố bất ngờ trong quý IV, như căng thẳng địa chính trị, dẫn tới gián đoạn nguồn cung.

Bà Đỗ Hồng Vân - Trưởng phòng Phân tích dữ liệu của FiinGroup - cho biết: "Lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết ghi nhận tăng trưởng rất cao, kể cả so sánh với cùng kỳ cũng như so sánh với quý III liền trước. Số lượng ngành có tăng trưởng so với cùng kỳ đã áp đảo so với bên giảm. Khi mà thị trường đang trong bối cảnh đi ngang như hiện nay, việc định giá thị trường có thể cải thiện nhờ tốc độ tăng trưởng kết quả kinh doanh cao sẽ góp phần đưa định giá chung về mặt bằng thấp hơn, từ đó kích hoạt thêm dòng tiền tham gia vào thị trường".

Mức tăng lợi nhuận toàn thị trường năm 2024 được kỳ vọng đến từ các ngành ngân hàng, thép, chứng khoán và một số nhóm xuất khẩu khi nhu cầu tại các thị trường lớn phục hồi.

Tín hiệu hồi phục từ nhóm bán lẻ

Nhìn vào báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết cũng là nhìn vào dữ liệu sức khỏe của nền kinh tế từ đó đưa ra các dự phóng cho giai đoạn sắp tới. Những tín hiệu hồi phục đang được ghi nhận ở nhóm bán lẻ.

Đại diện của nhóm tiêu dùng thực phẩm là Masan (MSN) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2023 và cả năm 2023. Doanh thu thuần của Masan trong năm ngoái đạt 78.252 tỷ đồng, tăng 2,7% so với năm 2022. Dòng tiền tự do cải thiện lên 7.454 tỷ đồng trong 2023, tăng đáng kể so với con số 887 tỷ đồng trong năm 2022.

Bước sang 2024, Masan dự kiến lợi nhuận sau thuế cốt lõi trước phân bổ cho cổ đông thiểu số dự kiến sẽ nằm trong khoảng 2.290 - 4.020 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh so với 1.950 tỷ đồng trong năm 2023.

Ngân hàng quốc doanh sống khỏe - Ảnh 2.

Vietcombank tiếp tục là quán quân lợi nhuận toàn ngành ngân hàng với lợi nhuận trước thuế ước tính đạt hơn 41.000 tỷ đồng

Một nhóm ngành mang tính dẫn dắt của thị trường là ngân hàng cũng đã công bố hầu hết kết quả kinh doanh 2023, nhóm quốc doanh thì kết quả vẫn tốt, ví dụ Vietcombank tiếp tục là quán quân lợi nhuận toàn ngành với lợi nhuận trước thuế ước tính đạt hơn 41.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, phần lớn ngân hàng tư nhân không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đã được đại hội đồng cổ đông thông qua trong năm nay. Nguyên nhân chủ yếu do họ tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro, khiến lợi nhuận bị co hẹp dù nhiều mảng kinh doanh vẫn có kết quả khả quan. Ví dụ Ngân hàng quốc tế (VIB) tăng 4,7 lần hay Tiên phong Bank (TPB) tăng hơn 17 lần so với cùng kỳ 2022.

Chứng khoán 2024 với nhiều kỳ vọng

Chứng khoán là thị trường của sự kỳ vọng, khi các số liệu có phần không tích cực được công bố, cổ phiếu ngân hàng 1 tháng qua đã có bước tăng giá khá tốt bởi lượng trích lập lên cao kỷ lục đồng nghĩa ngân hàng đã chuẩn bị cho những gì xấu nhất. Nhóm tài chính ngân hàng đang có được sự kỳ vọng lớn cho năm đầu tư mới.

Theo đại diện quỹ ngoại đang quản lý quỹ đầu tư khoảng 700 triệu Euro tại thị trường chứng khoán Việt Nam, 2023 là một năm dòng tiền đã bị tập trung nhiều các cổ phiếu vốn hóa vừa và bỏ quên cổ phiếu vốn hóa lớn. Nhưng với sự xoay trục của kết quả kinh doanh, năm 2024 sẽ chứng kiến "sao đổi ngôi".

Ông Petri Deryng - Quản lý PYN Elite Fund - cho rằng: "Năm nay, niềm tin của chúng tôi vào thị trường là rất lớn khi với lợi nhuận phục hồi, P/E toàn thị trường sẽ về mức chỉ có 9 lần. Các cổ phiếu vốn hóa lớn năm nay sẽ phục hồi tốt vì các doanh nghiệp lớn sẽ chứng kiến lợi nhuận hồi phục và tăng trưởng mạnh trước tiên. Ví dụ như nhóm ngân hàng, định giá thấp kết hợp lãi suất đầu vào giảm và thanh khoản hệ thống dồi dào sẽ được kỳ vọng".

Ngân hàng quốc doanh sống khỏe - Ảnh 3.

Dự báo chu kỳ mới phát triển bền vững hơn cho thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần mở ra

Nhóm cổ phiếu chứng khoán ở một mức độ chọn lọc hơn cũng có những điểm tựa tăng trưởng cho năm 2024 khi thanh khoản thị trường năm nay được kỳ vọng tiếp tục cải thiện, đặc biệt ở phía các nhà đầu tư tổ chức quốc tế khi cơ quản quản lý thị trường đang nỗ lực tìm giải pháp nới lỏng quy định giao dịch ký quỹ cho nhà đầu tư ngoại.

Ông Phạm Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - cho biết: "Nhà đầu tư nước ngoài họ cũng đề nghị là làm sao T+2 thì họ đảm bảo đủ 100% tiền còn trước đó giao dịch ký quỹ giảm bớt đi. Chúng tôi cũng đã nghiên cứu giải pháp và sẽ có sự công bố sớm cơ chế thử nghiệm cho nhà đầu tư tổ chức nước ngoài thực hiện trước rồi dần nhân rộng ra. Các công ty chứng khoán tham gia thì cũng lựa chọn trước một vài công ty có đủ điều kiện". 

Cuối năm 2023 đầu năm 2024 cũng đang chứng kiến sự rục rịch trở lại của hoạt động lên sàn và chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng IPO, những "hàng hóa" mới cũng sẽ là chất xúc tác giúp thị trường chứng khoán sôi động hơn

Bên cạnh kết quả kinh doanh có nhiều điểm sáng về sự phục hồi, 2023 cũng được coi là năm của hoạt động chấn chỉnh, tăng cường sự minh bạch cho thị trường với nhiều quy định mới cho các thành viên tham gia, củng cố niềm tin của nhà đầu tư. Kết hợp hai yếu tố trên, cả về triển vọng của doanh nghiệp niêm yết và hoạt động của thị trường, cho thấy một chu kỳ mới phát triển bền vững hơn cho thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần mở ra.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.88535423203104202-eohk-gnos-hnaod-couq-gnah-nagn/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngân hàng quốc doanh "sống khỏe"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools