vĐồng tin tức tài chính 365

Không dễ 'ăn' với nghề buôn hoa Tết

2024-01-31 09:40
Gia đình bà Liên (Tứ Liên, Tây Hồ) ăn ở luôn trên vỉa hè để bán quất cảnh - Ảnh: VŨ TUẤN

Gia đình bà Liên (Tứ Liên, Tây Hồ) ăn ở luôn trên vỉa hè để bán quất cảnh - Ảnh: VŨ TUẤN

Nhưng rủi ro của người bán hoa tết không chỉ từ thời tiết. Nhiều đêm lăn lộn cùng những người buôn hoa Tết trong Nam ngoài Bắc, chúng tôi mới cảm nhận được nỗi khổ nhọc của nghề kinh doanh hoa Tết từ nỗi lo thời tiết, nơm nớp sợ chợ ế mất giá đến cả kinh nghiệm chống trộm...

Lấy công làm lời với hoa tết

Gần 0h, khi những chuyến xe tải chở đầy hoa Tết nối đuôi nhau tấp vào công viên 23 Tháng 9 ở TP.HCM, hàng chục cửu vạn í ới nhau hì hục bưng hoa xuống xe, bắt đầu một mùa bán buôn đặc biệt chỉ kéo dài đúng chục ngày. "Tiểu đội" 10 xe tải chở hoa đào tiến vào Nam của gia đình anh Phạm Sơn Tùng (34 tuổi, quê Hà Nội) với 200 gốc đào trị giá hàng tỉ đồng đáp xuống TP.HCM vào đêm muộn.

Từ 0h đến tờ mờ sáng, nhóm cửu vạn mới xuống hàng xong cho anh Tùng bởi không chỉ số lượng lớn, có những cội đào nặng cả tấn, giá gần trăm triệu đồng khiến cho việc bốc dỡ phải cẩn thận từng bước chân. Hơn chục năm theo cha bán hoa ở TP.HCM, anh Tùng cho biết do gia đình anh đã bán hoa hơn 15 năm nên năm nào cũng là vựa hoa có mặt sớm nhất ở công viên, năm nay cả năm thành viên gia đình cùng góp sức bán hoa.

Ngay ngày đầu xuống hoa, nhiều khách chơi hoa đã tìm đến vựa để lựa những cội đào đẹp dáng, sum sê búp nhất. Mùa hoa năm nay anh Tùng đã bán "mở hàng" từ lúc hoa còn ở Hà Nội khi có một lãnh đạo ngân hàng ra tận vườn chấm điểm cội đào giá gần 90 triệu đồng và nhờ chở vào Nam. "Cội đào rất nặng, giá cao ngất ngưởng nên phải có khách mua rồi mình mới chở vào, chứ chở vào mà ế khách là lỗ sặc máu", anh Tùng nói.

Cũng hơn 15 năm kinh doanh hoa, ông Hoàng Trọng Mậu (55 tuổi, huyện Đông Hưng, Thái Bình) cho biết mùa Tết năm nào cũng mang hoa vào các tỉnh phía Nam từ Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu... bán Tết. Theo ông Mậu, trước đây cả công viên chỉ vài chục người bán hoa, giờ cả trăm người bán với hàng vạn gốc nên không thể hét giá được.

Chủ yếu lấy công làm lời để cầu mong khách mua vơi hàng sớm, nếu ế khách buộc phải xuống giá hoặc bán cho thương lái chứ tôi cũng không thể nán lại lâu. "Thấy có người chặt bỏ, đập bỏ chậu hoa chứ không chịu xuống giá, còn tôi thì không làm vậy, hoa mình trồng ra nên trân trọng lắm, cùng lắm thì hạ chút giá bán cho những người buôn lề đường kiếm đôi đồng", ông Mậu kể.

Phải biết "nằm gai, nếm mật"

Cây bưởi cảnh được trả giá gần 80 triệu đồng, mừng khi cây đã lên xe về Ninh Bình, nhưng dọc đường một cú xóc khiến cái cẩu bật dây néo, gạt qua cây bưởi. Cành gãy, khách không nhận cây, công sức chăm sóc trong 5 năm trời của chủ vườn thành công cốc. Ông Nguyễn Thế Tùng (Văn Giang, Hưng Yên) tiếc nuối kể lại cú sốc của nghề trồng cây cảnh.

Vườn bưởi cảnh của ông Tùng không cây nào có giá dưới 20 triệu đồng. Cây bưởi "cụ" đang được trả giá gần 400 triệu đồng. Khách có tiền kỵ nhất chuyện quả bị hỏng, rụng trong những ngày đầu năm. Người "ăn xổi" ghép quả vào thân bưởi cầm tiền là lặn mất tăm. Người trồng bưởi cảnh ở Văn Giang không dám tự hất bỏ nồi cơm của mình.

Từ khi chuyển được gốc bưởi này về vườn, gốc bưởi có tuổi thọ gần 50 năm tuổi, đường vanh (chu vi) hơn 150cm, ông Tùng mất thêm 2 năm để ươm. Đến khi cây sống khỏe, thích nghi được ở đất vườn mới được đưa lên bồn, tạo dáng. Để có cây đẹp lại mất thêm hơn 3 năm nữa. "Cái khó là làm cho bưởi ra quả tự nhiên, được bảo hành tới 6 tháng, còn quả bưởi ghép sẽ nhanh hỏng", ông Tùng cho biết.

Nghề trồng cam, bưởi cảnh chơi Tết ở Hưng Yên mới nở rộ gần 20 năm nay. Những người thợ có kinh nghiệm đi khắp nơi tìm những gốc bưởi đẹp. Những gốc càng lâu năm, không sâu bệnh, sống khỏe, dáng đẹp... càng có giá cao. Bưởi được bứng cả gốc về trồng lại trong vườn, được cắt tỉa, tạo dáng rồi để cây thật khỏe, thường mất vài năm mới đưa lên chậu tạo dáng tiếp trước khi đạt chất lượng để đem ra bán.

Một gốc đào ghép vừa “cập bến” đã có khách chốt, ghi tên “chủ sở hữu” lên chậu cây - Ảnh: NGỌC HIỂN

Một gốc đào ghép vừa “cập bến” đã có khách chốt, ghi tên “chủ sở hữu” lên chậu cây - Ảnh: NGỌC HIỂN

Nghề "đánh bạc" với thời tiết

Mấy năm nay, cứ gần đến Tết là Nguyễn Nam Hoài (Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) lại dựng lều, căng bạt ở vỉa hè bán đào Tết. Nhà chỉ cách chỗ bán hàng non một cây số, nhưng gã trai Hà Nội vẫn co ro chịu cái rét như cắt da cắt thịt ngoài vỉa hè. Mùa hoa Tết năm nay, anh em Hoài quyết gỡ gạc phần lỗ của chuyến buôn mai năm trước.

Cả một container mai Bình Định mùa trước mỗi người lỗ mất hơn chục triệu đồng. Anh chàng buôn đào Tết kể vào những năm trước, bạn bè buôn mai vàng lãi to, ai dè mùa Tết năm ngoái chẳng mấy ai bỏ 4-5 triệu đồng mua một chậu mai chơi Tết nên anh em kinh doanh mai vàng lỗ chổng vó.

Năm nay, Hoài "hạ độ cao" chỉ buôn đào, quất và vài chậu nhất chi mai để khách dễ tiếp cận. "Nghề này như đánh bạc với giời! Rét nhiều cũng chết! Nắng nhiều cũng chết! Rét quá đào nở muộn, bán rẻ, ấm quá đào nở sớm cũng bỏ đi. Mưa rét như mấy hôm vừa rồi anh em tôi lo sốt vó!", Hoài bộc bạch.

Các khu vực bán nhiều đào, quất, hoa ngày Tết ở quanh hồ Tây, đường Tố Hữu từ Thanh Xuân tới Hà Đông, khu vực Long Biên... gần như đã kín chỗ. Giá một cành đào Nhật Tân loại to dao động từ 800.000 đến gần 2 triệu đồng. Đào rừng Tây Bắc từ 200.000 đến vài triệu đồng.

Dân buôn đào cho hay giá đào Nhật Tân thời điểm này nhỉnh hơn năm ngoái. Có thể do người trồng đào vẫn giữ, chỉ bán một số ít cho người dân thích chơi hoa trước Tết hoặc người đi mua làm quà. Thị trường hoa Tết ở Hà Nội thực sự sôi động từ 23 tháng chạp trở đi.

"Cứ 28 Tết mà bán gần hết hàng thì mới cười được anh ạ! - Hoài tâm sự - Lúc đó mà còn nhiều hàng thì đúng là ngồi trên đống lửa!".

Không tạo thói quen bán hoa rẻ giờ cuối

Anh Phạm Sơn Tùng (Hà Nội) cho biết mỗi cây đào vào Nam phải "cõng" thêm chi phí vận chuyển 23 - 30 triệu đồng/chuyến, một container chỉ chở được tối đa 22 cây lớn. Có năm, dù đến cuối ngày vẫn còn những gốc đào lớn, phải mang đến các chùa làm từ thiện hoặc bán cho thương lái chứ không đổ bán tháo. "Hạ giá sẽ gây nên tâm lý người dân chờ đến phút cuối mới đi mua hoa thì năm sau còn bán buôn gì nữa", anh Tùng nói.

Trong khi đó, theo ông Hoàng Trọng Mậu, việc đưa hoa vào bán tại các công viên cũng hồi hộp bởi sơ ý đôi chút là mất đồ đạc mang theo, ngay cả hoa cũng phải để ý để tránh trường hợp kẻ gian "cuỗm mất". "Hoa nó cứ đều đều nhau như lợn con thế kia nhiều khi có mất mát mình cũng chẳng biết, chỉ cố gắng trông chừng để bán mà về Tết thôi", ông Mậu cho biết.

Hoa Tết Đà Lạt giảm mạnhHoa Tết Đà Lạt giảm mạnh

Người trồng hoa tại Đà Lạt đang chuẩn bị cho vụ hoa Tết Nguyên đán 2024, nhưng với lo ngại sức mua giảm do kinh tế khó khăn, nhiều hộ trồng hoa đã chủ động giảm diện tích để tránh nguy cơ ế hàng.

Xem thêm: mth.77813850013104202-tet-aoh-noub-ehgn-iov-na-ed-gnohk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Không dễ 'ăn' với nghề buôn hoa Tết”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools