vĐồng tin tức tài chính 365

25 ngày Trung Quốc chậm trễ dẫn đến đại dịch COVID-19 toàn cầu

2021-01-01 17:06
25 ngày Trung Quốc chậm trễ dẫn đến đại dịch COVID-19 toàn cầu - Ảnh 1.

Vận chuyển xác một bệnh nhân qua đời vì COVID-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc, tháng 2-2020 - Ảnh: AP

Một cách chính thức, hồi chuông báo động đầu tiên về virus corona chủng mới đã gióng lên trước khi Vũ Hán bị phong toả 25 ngày, chính xác là ngày 30-12-2019. Thậm chí trước thời điểm đó các bác sĩ và nhà khoa học Trung Quốc đã cố gắng đi tìm câu trả lời, nhưng vô vọng.

Ở Bắc Kinh, sau khi nhận được nhiều báo cáo ghê rợn từ bác sĩ ở Vũ Hán, các lãnh đạo y tế hàng đầu Trung Quốc đã gửi hai đội chuyên gia đến điều tra, nhưng họ thiếu sức mạnh chính trị để đương đầu các quan chức Vũ Hán, rốt cuộc đành chỉ biết im lặng.

Theo báo New York Times, chuyện kể lại rằng vào ngày 8-1-2020, bác sĩ George F. Gao - lãnh đạo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc, đã gọi điện cho người đồng cấp Mỹ Robert R. Redfield để thông báo tình hình trong trạng thái rất xúc động. Tuy nhiên hai vị bác sĩ không ai lên tiếng sau đó. Tay họ đã bị trói bởi chính trị.

Đó là 25 ngày gian nan và căng thẳng ở Trung Quốc.

Sau này người ta mới biết chuyến đi của nhà khoa học hàng đầu Trung Quốc - bác sĩ Zhong Nanshan (Chung Nam Sơn) đến Vũ Hán ngày 18-1 không nhằm mục đích nghiên cứu gì cả, vì ông đã biết virus lây từ người sang người, mục đích thật của ông là phá vỡ thế bế tắc trong hệ thống chính quyền.

Theo một quyển sách xuất bản gần đây ở Trung Quốc với sự hợp tác của bác sĩ Zhong, trên chuyến tàu đêm đến Vũ Hán, ông đã viết sẵn một bản báo cáo, trong đó có vài dòng: "Chắn chắn virus lây từ người sang người. Xin hãy cảnh báo công chúng đừng đi đến Vũ Hán trừ lý do đặc biệt, hạn chế ra ngoài và tụ tập đông người".

25 ngày Trung Quốc chậm trễ dẫn đến đại dịch COVID-19 toàn cầu - Ảnh 2.

Trẻ em vui chơi ở Công viên giải trí Hạnh phúc tại Vũ Hán ngày 1-1-2021 - Ảnh: REUTERS

"Ai nấy đều thấy trên Internet!"

Ngày 30-12-2019, sau nhiều ngày các bác sĩ ở Vũ Hán chứng kiến một loạt bệnh nhân mắc loại bệnh viêm phổi lạ khó chữa, chính quyền thành phố ra lệnh cho hệ thống bệnh viện báo cáo mọi ca bệnh tương tự. 

Theo quy định, lẽ ra họ phải báo cáo trực tiếp cho CDC quốc gia ở Bắc Kinh, nhưng không ai làm.

Chưa đầy 12 phút sau khi chỉ đạo được ban ra, văn bản đã lọt lên mạng xã hội WeChat. Dân Trung Quốc bắt đầu bàn tán râm ran, rồi câu chuyện lọt đến tai bác sĩ George F. Gao - nhà virus học tốt nghiệp Đại học Oxford đang lãnh đạo CDC Trung Quốc.

"Chẳng phải nó được bàn tán khắp nơi trên Internet sao? Tất cả mọi người đều thấy trên Internet!", vị bác sĩ tỏ vẻ ngạc nhiên khi báo chí hỏi ông biết về những ca bệnh viêm phổi Vũ Hán từ đâu.

Khuya hôm đó, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) điều động một nhóm chuyên gia lên đường đến Vũ Hán ngay sáng hôm sau.

Vài giờ nữa trôi qua, trang tin tức y khoa ProMED (New York, Mỹ) công bố thông tin đến các chuyên gia y tế toàn cầu, bao gồm Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Ấn tượng đầu tiên của các nhà khoa học là: "Quỷ thần ơi, SARS đã quay lại!".

25 ngày Trung Quốc chậm trễ dẫn đến đại dịch COVID-19 toàn cầu - Ảnh 3.

Nhà ga ở Vũ Hán ngày 22-1-2020. Dịch corona nổ ra đúng vào cao điểm Tết người dân đi lại nhiều - Ảnh: AFP

Quay lại một tuần trước, các bác sĩ địa phương gửi mẫu dịch phổi của một bệnh nhân 65 tuổi làm việc ở chợ hải sản Vũ Hán cho Vision Medicals - một công ty phân tích gen ở miền nam Trung Quốc. Họ phát hiện ra một con virus thuộc nhóm corona "giống với SARS".

Vision Medicals lập tức gửi dữ liệu cho Viện hàn lâm Khoa học y khoa ở Bắc Kinh, đồng thời cử một lãnh đạo cao cấp đến Vũ Hán cảnh báo. Nhờ vậy khi nhóm chuyên gia của NHC đến Vũ Hán đúng ngày cuối cùng của năm 2019, họ nhanh chóng được thông báo kết quả.

Thời điểm đó, chính quyền Vũ Hán đã xác nhận căn bệnh viêm phổi lạ nhưng bác bỏ khả năng lây lan mạnh của nó. Theo lệnh từ Bắc Kinh, các phòng xét nghiệm tư nhân buộc phải giao nộp hoặc tiêu hủy mẫu virus ngay lập tức.

Trong hoàn cảnh bị kiểm duyệt gắt gao, các nhà khoa học vẫn giữ liên lạc với nhau. Ngày 4-1, giáo sư Stanley Perlman (Đại học Iowa, Mỹ) nhắn tin cho một đồng nghiệp Trung Quốc để hỏi về tin đồn và được người bạn yêu cầu chuyển sang dùng ứng dụng điện thoại mã hoá.

"Ông ấy tiết lộ với tôi: Đúng, nó là một con virus corona. Thông tin chưa được công bố đầy đủ. Có điều gì đó mờ ám đang diễn ra", giáo sư Perlman nhớ lại.

"Sẽ có hậu quả"

Cách Vũ Hán 500 dặm, ông Zhang Yongzhen - nhà virus học hàng đầu thuộc Trung tâm lâm sàng Y tế cộng đồng Thượng Hải, cảm thấy rất lo lắng. 

Tương tự những phòng thí nghiệm tư nhân khác, nhóm của giáo sư Zhang đã bẻ khoá được bộ gen của của virus và kết luận "nó dễ lây".

Trong bữa ăn tối ngày 9-1 ở Vũ Hán, một nhóm bác sĩ tiết lộ cho ông tình hình ổ dịch viêm phổi tệ hơn những gì chính quyền thừa nhận. "Các bác sĩ tuyến đầu cảm nhận điều này rõ hơn ai hết. Tôi biết được căn bệnh rất nguy hiểm", ông kể.

Ngày 11-1-2020, giáo sư Zhang chuẩn bị đáp chuyến bay đi Bắc Kinh thì nhận được cuộc gọi từ một đồng nghiệp lâu năm ở Úc - nhà virus học Edward Holmes thuộc Đại học Sydney. Đến lúc này Trung Quốc đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên, bệnh lạ cũng bắt đầu xuất hiện ở Hong Kong.

Giáo sư Holmes khích lệ người bạn Trung Quốc, rằng chỉ có ông mới có quyền quyết định công bố bản đồ gen virus. Hiểu rõ hành động này có thể đi kèm với một cái giá, Zhang nói ông cần ít phút suy nghĩ trong lúc máy bay lăn bánh chuẩn bị cất cánh.

"Có lẽ chưa đầy 1 phút sau tôi gọi lại cho ông ấy. Tôi nói ông cứ công bố đi", giáo sư Zhang nhớ lại. Dữ liệu nhanh chóng được tải lên một trang web chuyên ngành virus. 

Khoảng 2,5 giờ sau, giáo sư Zhang hạ cánh xuống Bắc Kinh. Ông mở điện thoại và lập tức nhận được một cơn lũ tin nhắn. "Nhanh chóng công bố dữ liệu là mục đích duy nhất. Chúng tôi biết sẽ có hậu quả", ông thừa nhận.

25 ngày Trung Quốc chậm trễ dẫn đến đại dịch COVID-19 toàn cầu - Ảnh 4.

Khu chợ hải sản ở Vũ Hán - nơi phát sinh ổ dịch lớn đầu tiên bị đóng cửa trước Tết 2020 - Ảnh: AFP

Bất lực

Trên giấy tờ, bác sĩ Ma Xiaowei - giám đốc Uỷ ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC), là nhân vật quyền lực nhất nước trong ngành y tế, có đủ mọi nguồn lực để chặn đứng con virus ở Vũ Hán. Nhưng thực tế tay ông cũng bị trói.

Ngày 8-1, bác sĩ Ma cử một đội chuyên giác khác đến Vũ Hán để tiếp tục công việc của nhóm đầu tiên. Nhưng một lần nữa họ không dám đặt câu hỏi khi quan chức Vũ Hán một mực khẳng định không có ca bệnh mới trong nhiều ngày.

"Ngay từ đầu mọi người đã nghi ngờ về sự lây nhiễm, nhưng kết quả điều tra dịch tễ không cho ra kết luận rõ ràng", ông Wang Guangfa - bác sĩ chuyên khoa hô hấp thuộc Bệnh viện số 1 Đại học Bắc Kinh, một thành viên của nhóm điều tra - cho hay.

Vào thời điểm đó, nhiều bệnh viện ở Vũ Hán đã chật kín bệnh nhân trong các khoa trị sốt và bệnh đường hô hấp. Ở các bệnh viện Tongji, bệnh viện Zhongnan... các bác sĩ đã linh cảm được một thảm hoạ lớn dần theo từng ngày.

Không ai ngờ nó sẽ trở nên khủng khiếp như thế. Điều rõ ràng là chúng tôi biết là căn bệnh có thể lây, và đã lây từ người sang người"

Bác sĩ Zhao Jianping, trưởng khoa hô hấp của Bệnh viện Tongji

Bác sĩ và y tá lần lượt đổ bệnh nhưng không ai dám nhắc đến. Bệnh viện Zhongnan gửi 3 công văn cho lãnh đạo tỉnh Hồ Bắc cảnh báo "bệnh lây rất dữ dội", họ chờ đợi các chuyên gia Bắc Kinh đến thăm nhưng không ai đến.

Bác sĩ Ma hiểu rõ nguy cơ hơn ai hết, nhất là sau khi một du khách Vũ Hán đến Thái Lan trở thành ca nhiễm đầu tiên bên ngoài Trung Quốc. Ngày 14-1, NHC triệu tập cuộc họp khẩn trên toàn quốc để đưa ra hướng dẫn về cách phòng dịch.

Chốt lại, bản hướng dẫn dài 63 trang đề cập đến mọi thứ, chỉ trừ một đoạn ghi "không có bằng chứng rõ ràng về trường hợp lây từ người sang người".

25 ngày Trung Quốc chậm trễ dẫn đến đại dịch COVID-19 toàn cầu - Ảnh 6.

Bệnh nhân COVID-19 đầu tiên ở Hong Kong ngày 22-1-2020 - Ảnh: AFP

"Cơ hội cuối cùng để các ông nói sự thật"

Giữa tháng 1-2020, Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì một cuộc họp với vài chục quan chức hàng đầu Trung Quốc. Không ai nhắc đến virus corona, ít nhất trong các văn kiện chính thức đến giờ này.

Lúc đó ông Tập còn bận rộn với nhiều thứ khác, như công cuộc chỉnh đốn Đảng, chốt thoả thuận thương mại với Mỹ ngày 15-1...

Cách Bắc Kinh 200 dặm về phía nam, ở tỉnh Quảng Đông, bác sĩ Zhong Nanshan lại thấy không yên. Ông là người hùng giúp cảnh báo dịch viêm đường hô hấp cấp nặng (SARS) hồi năm 2002 nên có một vị thế đặc biệt ở Trung Quốc.

Hồi đầu sự nghiệp bác sĩ Zhong đã nổi bật hơn người khác, không chỉ về khả năng hàn lâm mà còn năng khiếu chính trị. Ông là một trong những sinh viên Trung Quốc đầu tiên được gửi sang phương Tây du học cuối thập niên 1970.

"Hồi đó cậu ta đã có sức ảnh hưởng. Tôi cảm nhận được cậu sinh viên này mang một phong thái chính trị", giáo sư William MacNee, Đại học Edinburgh (London), nhận xét.

Bác sĩ Zhong biết về sự bùng phát của căn bệnh mới vào giữa tháng 1-2020, qua một bệnh viện ở Thâm Quyến nằm sát Hong Kong. Một gia đình bị nhiễm virus sau chuyến đi đến Vũ Hán và họ không hề ghé chợ hải sản nơi được xem là ổ dịch duy nhất.

Chính quyền Quảng Đông họp khẩn vào ngày 16-1. Tương tự, tỉnh bờ biển Chiết Giang cũng hành động. Chính từ lúc này bàn cân chính trị mới bắt đầu chuyển động, vì hai tỉnh Quảng Đông và Chiết Giang hùng mạnh hơn hẳn Hồ Bắc về kinh tế.

Ngày 18-1, bác sĩ Ma Xiaowei - giám đốc NHC, cử bác sĩ Zhong Nanshan dẫn đầu đoàn chuyên gia thứ ba đến Vũ Hán.

Mặc dù đã nắm hết mọi thông tin, đoàn công tác vẫn vấp phải sự kháng cự từ ông tỉnh trưởng Hồ Bắc Wang Xiaodong. Cuộc họp trong căn phòng hội thảo khách sạn nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu giữa hai bên.

"Hôm nay là cơ hội cuối cùng để các ông nói sự thật", Zeng Guang, một chuyên gia khác trong phái đoàn, ra tối hậu thư ngay tại cuộc họp - quyển sách mới xuất bản về bác sĩ Zhong tiết lộ.

Cuối cùng, một quan chức Hồ Bắc chịu thừa nhận 15 nhân viên y tế thuộc Liên đoàn Bệnh viện Vũ Hán đã nhiễm virus - bằng chứng trực tiếp cho thấy virus có thể lây giữa người. 

Lời tự thú này là tất cả những gì bác sĩ Zhong cần, nhóm của ông tức tốc chạy đi Bắc Kinh. Sáng hôm sau, ông đích thân đến Trung Nam Hải, vì ông Tập Cận Bình đã đi công tác xa nên người lắng nghe họ hôm đó là Thủ tướng Lý Khắc Cường.

"Dịch bệnh đang ở thời khắc nguy cấp. Rất nhiều người đã ngã bệnh, và nhiều người khác đã di chuyển đi khắp nơi", bác sĩ Zhong phát biểu trên truyền hình tối hôm đó.

Ba ngày sau, Trung Quốc công bố 571 ca nhiễm virus corona, dù các chuyên gia nói thực tế có thể lên tới vài ngàn. 

Ngay khi trở về Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình ra lệnh phong toả toàn bộ Vũ Hán với 11 triệu dân.

25 ngày Trung Quốc chậm trễ dẫn đến đại dịch COVID-19 toàn cầu - Ảnh 7.

Khu tưởng niệm các nạn nhân chết vì virus corona ở Vũ Hán tháng 4-2020 - Ảnh: EPA

Đoạn kết

Tháng 9-2020, Chủ tịch Tập Cận Bình truy tặng huân chương, danh hiệu cho các bác sĩ, cá nhân xuất sắc trong chống dịch. Bác sĩ Zhong nhận được Huân chương Cộng hòa - vinh dự cao nhất của Trung Quốc.

Nhưng những người đầu tiên phát cảnh báo lại ít được nhắc đến, trong đó có giáo sư - nhà virus học Zhang Yongzhen ở Thượng Hải. Trung tâm nghiên cứu của ông sau đó bị "chỉnh đốn" khiến công tác nghiên cứu gặp không ít trở ngại.

Trong khoa học, điều đúng đắn duy nhất là đi tìm sự thật từ bằng chứng thực tiễn, chứ không phải ẩn náu trong an toàn. Nếu không, bệnh nhân sẽ trở thành nạn nhân.

Bác sĩ Chung Nam Sơn

Những sự kiện đáng nhớ bị COVID làm lu mờ trong năm 2020Những sự kiện đáng nhớ bị COVID làm lu mờ trong năm 2020

TTO - Đại dịch COVID-19 choán hết tâm trí của gần như tất cả nhân loại, làm mờ nhạt các sự kiện quốc tế đáng chú ý trong năm 2020. Có thể kể ra như thỏa thuận hòa bình Trung Đông, phong trào biểu tình chống hoàng gia ở Thái Lan...

Xem thêm: mth.50810214110101202-uac-naot-91-divoc-hcid-iad-ned-nad-ert-mahc-couq-gnurt-yagn-52/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“25 ngày Trung Quốc chậm trễ dẫn đến đại dịch COVID-19 toàn cầu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools